Nhà hoang (Bài 3): Hà Nội 6.860 căn nhà hoang

Nhà hoang ở Hà Nội đã trở thành đề tài nóng bỏng gây tranh cãi bấy lâu nay. Không chỉ dừng lại ở vài khu biệt thự, nhà hoang đã xuất hiện trên toàn thành phố. Cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu và triệt để để xử lý tận gốc tình trạng này.

Nhà hoang ở Hà Nội đã trở thành đề tài nóng bỏng gây tranh cãi bấy lâu nay. Không chỉ dừng lại ở vài khu biệt thự, nhà hoang đã xuất hiện trên toàn thành phố. Cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu và triệt để để xử lý tận gốc tình trạng này.

Bài 1: KDC An Khang - Giấc mơ dang dở

Bài 2: Xây thô rồi bỏ

Nhà hoang... “ngập” phố

Khu dân cư An Sinh (thuộc KĐT Mỹ Đình) có lẽ là khu nhà hoang nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay, bởi 23 căn biệt thự bỏ hoang ở đây là nguyên nhân dẫn đến việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho Hà Nội phải tổng kiểm tra nhà hoang trên địa bán thành phố.

Tuy nhiên, An Sinh không phải là khu biệt thự để hoang lớn và có tuổi thọ lâu đời nhất Hà Nội. Từ cách đây khoảng chục năm, thời điểm Hà Nội chưa có những khái niệm như “sốt đất” “đóng băng” hay “bong bóng”, những người đi lại trên tuyến đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài đã thấy nguyên khu biệt thự không một bóng người trải rộng mấy chục ha.

Biệt thự bỏ hoang tại cụm dân cư An Sinh, Mỹ Đình II. Ảnh: Internet

Biệt thự bỏ hoang tại cụm dân cư An Sinh,
Mỹ Đình II. Ảnh: Internet

Thống kê mới nhất của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, sau khi kiểm tra 18 khu Đô thị mới ở Hà Nội khiến nhiều người “té ngửa” bởi số lượng nhà hoang (trong đó biệt thự chiếm một phần đáng kể) nhiều khủng khiếp. Số lượng nhà liền kề và biệt thự có tổng cộng 6.860 căn, trong đó có đến gần 900 căn biệt thự chưa hoàn thiện. Khu đô thị (KĐT) Quang Minh 1 chưa có căn biệt thự nào được sử dụng, KĐT Quang Minh 2 còn 106/208 căn, KĐT mới Dịch Vọng còn 67/82 căn, KĐT mới Pháp Vân - Tứ Hiệp còn 100/213 căn, KĐT mới Mỗ Lao - Làng Việt kiều Châu Âu còn 186/257 căn….

Con số này chắc chắc sẽ không dừng lại khi Bộ Xây dựng mở rộng phạm vi điều tra sang phía Tây - nơi một thời “sôi sục” với các cơn sốt đất và số lượng người đầu cơ BĐS tập trung về đây. Ngay trong phố, đi qua một số đường mới như Nguyễn Khánh Toàn hay rải rác dọc đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, cũng dễ dàng thấy những biệt thự “ngủ quên” cùng cỏ dại.

Thậm chí ngay sau khi Hà Nội kiểm tra ráo riết vào tháng 4-2011, một số chủ sở hữu phải tiến hành sơn sửa lại biệt thự, nhưng 2 tháng sau khi quay lại mọi việc vẫn y nguyên như cũ, nhà hoang tiếp tục làm bãi đáp cho dân nghiện.

Vì sao lại có quá nhiều căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội trong bối cảnh nhà đất khan hiếm như hiện nay và chủ nhân của chúng ở đâu? Câu hỏi này chắc chắn không cần phân tích thêm nữa.

Điều đáng nói là dù làm “nhức mắt” những người dân đô thị đang khao khát nhà ở, nỗi bất bình của các chuyên gia BĐS cũng như sự lo lắng của hàng xóm xung quanh, nhưng các khu nhà hoang vẫn tiếp tục tồn tại mà Hà Nội cũng như Bộ Xây dựng chưa tìm ra cách hữu hiệu để giải quyết.

Công khai danh tính chủ biệt thự

Nhà hoang (Bài 3): Hà Nội 6.860 căn nhà hoang ảnh 2Dự thảo đề việc áp thuế để bắt buộc phải đưa nhà hoang vào sử dụng gặp nhiều ý kiến e ngại xâm phạm quyền của chủ sở hữu, thậm chí một số người đã coi đây là vấn đề “nhạy cảm”. Theo tôi việc bỏ hoang nhà đồng nghĩa với bỏ hoang đất là việc làm lãng phí tài nguyên của quốc gia, xét một góc độ nào đó cũng vi phạm pháp luật. Tại sao lại nghi ngại và coi đây là vấn đề nhạy cảm trong khi sự việc đã rõ ràng như thế? Phải chăng là còn những điều khuất tất và khó nói liên quan đến chủ nhân những căn biệt thự kia?
Nhà hoang (Bài 3): Hà Nội 6.860 căn nhà hoang ảnh 3

GS. ĐẶNG HÙNG VÕ

Chủ nhân của một căn biệt thự bỏ hoang ở khu Mỹ Đình II, là tay đầu cơ lão luyện trong giới buôn đất Hà Nội, cho biết: “Người dám đầu cơ biệt thự chắc chắn là người giàu có, thậm chí, có người còn đầu cơ luôn cả một lô biệt thự 4-5 căn kề nhau trong KĐT.

Nhưng tình hình chung của thị trường đã đẩy chúng tôi vào thế khó. Vấn đề bây giờ là không thể bán được, kể cả khi đã chấp nhận lỗ. “Ôm” hàng 2 năm, quả thực tôi cũng đã chán ngán vì phải chôn vốn quá lâu, chỉ cần thị trường ấm lên, bán được là sẽ đẩy không thương tiếc.

Nếu Nhà nước đánh thuế, trong thời gian đầu chắc chắn sẽ chưa có tác dụng ngay, nhưng sau khoảng 1 năm, khi mức thuế tăng cao, người mua nhà sẽ “ngấm đòn”. Tuy nhiên, 1 năm cũng là khoảng thời gian thị trường có thể có nhiều biến động nên nhiều người mua sẽ cố kiên trì chờ”.

Rõ ràng, giải quyết vấn đề biệt thự bỏ hoang đang là vấn đề khó với các cơ quan chức năng, thậm chí ngay khi cả 2 Bộ Xây dựng và Tài chính cùng nhau tìm kế. Bởi ngoài nguyên nhân đầu cơ còn do phía chủ đầu tư không hoàn thiện hạ tầng, trong đó nhiều dự án làm xong nhà "quên" luôn làm hạ tầng, hoặc có những người mua xong vì lý do nào đó chưa hoàn thiện để đến ở.

Theo các chuyên gia BĐS, không có lý do gì để ngụy biện cho vấn đề này. Danh sách khách hàng rất rõ ràng, việc phân loại để xử lý cũng không khó. Vấn đề là lòng quyết tâm của Hà Nội và chính sách của các cơ quan chức năng mạnh đến đâu.

Nói như ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cần công khai danh tính của chủ biệt thự để tạo sự minh bạch.

Các tin khác