Vàng hạ nhiệt

Sau khi lập kỷ lục vào ngày 19-7, ngày 20-7 vàng đã giảm nhiệt rõ rệt. Tuy nhiên, giá vàng giảm không phải nguyên nhân chính khiến thị trường giao dịch trầm lắng, bởi ngay trong ngày 19-7 khi giá vàng ở mức đỉnh giao dịch cũng không quá sôi động.

Sau khi lập kỷ lục vào ngày 19-7, ngày 20-7 vàng đã giảm nhiệt rõ rệt. Tuy nhiên, giá vàng giảm không phải nguyên nhân chính khiến thị trường giao dịch trầm lắng, bởi ngay trong ngày 19-7 khi giá vàng ở mức đỉnh giao dịch cũng không quá sôi động.

Hai ngày qua, dạo quanh một số tiệm vàng tư nhân trên các “con phố vàng” tại quận 1, 3 và 5, TPHCM, ĐTTC ghi nhận không khí mua bán vàng tại các cửa hàng này không quá tấp nập. Điều hoàn toàn khác với mấy ngày trước đó khi vàng bắt đầu leo lên mốc 39 triệu đồng/lượng, lượng giao dịch tăng đột biến.

Ông Nguyễn Công Thanh, một người mà chúng tôi gặp tại tiệm vàng ở quận 1 chia sẻ: “Sau khi bán đi cả chục cây vàng vào ngày thứ 3, gia đình tôi quyết định chờ thêm một thời gian nữa vì nghe vàng có thể lên 40 triệu đồng/lượng”. Không hoàn toàn giống như tâm lý chờ đợi của những người dân có vàng dự trữ sẵn trong nhà, giới đầu tư vàng lại đang có những tính toán mua bán của riêng mình.

Trên thế giới, vàng đã có phiên giảm điểm sau hơn 11 phiên tăng liên tục. Trong phiên giao dịch chiều 20-7, vàng thế giới ở quanh mức 1.586,8USD/ounce. Cũng chưa có khẳng định nào về việc lên hay xuống của giá vàng trong những ngày tiếp theo khi tình hình kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu vẫn còn bấp bênh.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá vàng tăng lên không phải do những nguyên nhân tích cực, vì thế khi nhu cầu tài chính thay đổi sẽ kéo theo sự biến động của giá vàng theo chiều hướng xấu. Cùng với đà giảm của vàng thế giới, chiều 20-7, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở mức 39,22 triệu đồng/lượng mua vào và 39,3 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá tăng, giảm nhanh chóng nhưng chưa có hiện tượng đầu cơ, thị trường vàng lúc này còn khá “sạch”. Đây là một trong những kết quả từ những chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước, mà gần đây nhất là Nghị định 11 của Chính phủ; hay thông tư của NHNN về việc các NHTM chấm dứt việc huy động và cho vay vàng.

Rõ ràng, nếu không có những chính sách thắt chặt, biến động của giá vàng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người dân, những người đang nắm giữ một lượng vàng không nhỏ. Việc NHNN quyết định chấm dứt việc huy động vàng trước đó cũng có những tác động tích cực.

Chưa bao giờ vàng liên tiếp phá vỡ những mốc kỷ lục trong lịch sử rồi lại quay đầu giảm nhanh như những ngày qua. Nó khiến cả thế giới đổ dồn sự quan tâm theo từng bước nhảy của giá. Người ta chọn vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới bắt đầu mua vào, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Cả thế giới như bị cuốn theo cơn lốc mang tên vàng. Song nếu không cẩn trọng rất có thể các nhà đầu tư, người dân sẽ “vàng vọt” vì vàng.

Các tin khác