Tự cứu

Sau 3 phiên giao dịch đầu tuần, với 2 phiên tăng và 1 phiên giảm, VN Index thêm 11,28 điểm, lên mức 470,51 điểm. Trong khi đó, HNX Index lại giảm toàn bộ 3 phiên, mất 2,48 điểm, xuống mức 88,45 điểm.

Sau 3 phiên giao dịch đầu tuần, với 2 phiên tăng và 1 phiên giảm, VN Index thêm 11,28 điểm, lên mức 470,51 điểm. Trong khi đó, HNX Index lại giảm toàn bộ 3 phiên, mất 2,48 điểm, xuống mức 88,45 điểm.

Thanh khoản của thị trường những ngày qua không có nhiều đột biến, GTGD trung bình tại HOSE khoảng 700 tỷ đồng/phiên, tại HNX hơn 400 tỷ đồng/phiên. Khoảng 1.100 tỷ đồng được giao dịch mỗi ngày trên thị trường là con số không lớn, nhưng nếu phân bổ một cách hợp lý vẫn có thể đem lại đôi chút ổn định cho thị trường. Sau giai đoạn bán ra khá mạnh vào nửa cuối tháng 2, NĐTNN đã giảm cung hàng ra thị trường để đưa giá trị mua - bán trở lại cân bằng hơn. Đây có thể được xem là tín hiệu tích cực, báo hiệu giá của một số CP được khối này ưa thích đã về đến đáy hoặc có dấu hiệu đảo chiều dù lượng mua vào chưa thể tăng ngay.

Cách thức giao dịch tập trung tại một số blue chip như BVH, VPL, VIC đang trở lại, ít nhiều cũng giúp cho VN Index lấy lại sắc xanh và tâm lý NĐT bớt căng thẳng. BVH sau khi chạm đáy 7.6 đã tăng trở lại lên 8.6; VPL và VIC đều tăng hơn 20% tính từ đầu tháng 3. Do không thể bán ra lúc này nên việc NĐTNN phải đánh lên những CP tác động đến VN Index để đảm bảo danh mục của mình không bị suy giảm là một lựa chọn không thể khác hơn. Nếu không có thêm những thông tin tiêu cực xuất hiện, xu hướng đi ngang của VN Index sẽ tiếp tục và thị trường phần nào tránh được những cú sốc.

Điển hình như phiên giao dịch ngày hôm qua, khi VN Index giảm hơn 6 điểm, đã có nhiều người nghĩ đến một phiên chỉ số này sẽ lao dốc từ 8-10 điểm, nhưng đến cuối phiên vẫn gượng được và chỉ mất gần 5 điểm. Cũng cần lưu ý là 3 phiên trước đó VN Index đã tăng hơn 20 điểm, nên phiên điều chỉnh hôm qua có thể chấp nhận được.

Những ngày gần đây, bắt đầu xảy ra hiện tượng CP bị mất thanh khoản hoặc chỉ có vài chục CP được giao dịch. Một mặt, hiện tượng này cho thấy sự chán nản của NĐT đối với một số CP. Nhưng mặt khác, nếu theo dõi danh sách những CP không có giao dịch như VNS, LIX, SVC…, đây có thể là hiện tượng giữ giá CP của bên bán. Những mã vừa nêu đều là những CP có nhiều lợi thế trong kinh doanh và mức giá hiện nay cũng khá hấp dẫn, đơn cử VNS có P/E xấp xỉ 4 lần.

Việc những CP này không được chào bán giá thấp cho thấy bên bán có sự đồng thuận và không loại trừ trường hợp những CP này phần lớn nằm trong tay của một số NĐT lớn nên có thể chủ động điều tiết nguồn cung. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra thêm tại nhiều CP nữa, áp lực giảm giá sẽ nhanh chóng chấm dứt, nhưng mặt trái của nó chính là việc CP kém thanh khoản sẽ làm chùn tay NĐT thận trọng.

 

Tính đến ngày hôm qua 9-3, KLS (CTCK Kim Long) đã có 8 phiên giảm giá liên tiếp. Ngày 8-3 khi CP này giảm xuống dưới 1.0, một số người mua vào đã kỳ vọng về khả năng bật trở lại của CP này vì tại mức giá dưới 1.0, các chỉ số định giá đều rất hấp dẫn và sức kháng cự tại ngưỡng 1.0 cũng khá tốt. Nhưng rốt cuộc CP này vẫn tiếp tục giảm vào ngày 9-3, thanh khoản cũng chỉ tăng lên đôi chút.

Một điều cũng rất đáng nói ở KLS cũng như một số CP khác là việc càng giảm, thanh khoản càng thấp. Lý giải một cách tích cực là áp lực bán giá thấp đã giảm dần nên thanh khoản giảm, nhưng cũng có khả năng NĐT thấy giá giảm nhiều nhưng chưa có “cửa” tăng nên không mua nữa và từ đó thanh khoản giảm theo. HAG (Hoàng Anh Gia Lai) đã có 3 phiên tăng liên tiếp từ 4.3 lên 4.8 trong sự ngạc nhiên của khá nhiều NĐT, vì 2 phiên đầu tuần rồi NĐTNN bán ròng CP này. Qua đó có thể thấy sức cầu của NĐT nội, mặc dù chưa mạnh nhưng đã bắt đầu trở lại tương đối ấn tượng, nhất là khi HAG là một CP có vốn hóa lớn, và những CP dạng này thường bị NĐTNN chi phối.

Có thể thấy từng thành phần trên TTCK Việt Nam đang có những động thái tự cứu mình, bắt đầu từ khối NĐTNN, sau đó đến NĐT nội và có thể là cả ông chủ của những DN đang niêm yết. Mới đây, đã có những tin đồn về việc một vài người giàu nhất trên sàn mua thêm CP để tận dụng cơ hội gia tăng sở hữu với chi phí thấp nhất, đồng thời đảm bảo vị trí cho mình trên bảng xếp hạng. Trong ngắn hạn, có thể kỳ vọng VN Index sẽ biến động ổn định tại khu vực 450-470 điểm. Đối với HNX Index, sự sôi động chỉ trở lại khi những CP này trở về mức giá rẻ đến mức NĐT chấp nhận rủi ro để mua vào.

Các tin khác