Hàn Quốc: Nguy cơ khủng hoảng thẻ tín dụng

Thị phần thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty làm suy giảm tăng trưởng, tăng nguy cơ nợ xấu. Vì vậy, Ủy ban Tư vấn tài chính (FSS) lên tiếng cảnh báo và nỗ lực ngăn chặn hiện tượng này nhằm tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy khủng hoảng thẻ tín dụng như hồi năm 2003.

Thị phần thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty làm suy giảm tăng trưởng, tăng nguy cơ nợ xấu. Vì vậy, Ủy ban Tư vấn tài chính (FSS) lên tiếng cảnh báo và nỗ lực ngăn chặn hiện tượng này nhằm tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy khủng hoảng thẻ tín dụng như hồi năm 2003.

Trong năm 2010, các công ty cung cấp thẻ tín dụng lao vào “cuộc chiến tiếp thị” để tranh giành thị phần từ khoản chi tiêu tiêu dùng của người dân khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phục hồi. Cuộc cạnh tranh này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về số lượng thẻ được cấp mới và cung cấp các dịch vụ cho vay. Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, số thẻ tín dụng mới phát hành tăng 4,59%, vượt quá tỷ lệ kỷ lục 4,57% hồi đầu năm 2003.

 

Chủ tịch FSS Kim Jong-chang khuyến cáo các công ty lớn cần ngưng chiến lược đưa nhân viên tiếp thị ra đường chào mời khách hàng mới, tặng quà cùng các chương trình khuyến mại khác, đồng thời “xúi giục” chủ thẻ tăng mua sắm, chi tiêu nhằm giúp các công ty thẻ tín dụng tăng doanh số. Ông Kim nói việc chèo kéo khách ngoài đường là một biện pháp phi pháp và FSS sẽ tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động cấp thẻ tín dụng, khuyến mại bằng quà “quá lố” của các công ty này. Những biện pháp trên của FSS nhằm tránh các ngân hàng tái phạm thất bại tài chính năm 2002-2003. Trong cuộc khủng hoảng ấy, các công ty đã ôm nợ lớn khi áp dụng chiến lược chèo kéo vô số khách hàng mới, thậm chí ứng trước tiền vay mà không kiểm tra khả năng trả nợ của họ. Hậu quả là nhiều thẻ tín dụng bị chấm điểm thấp về uy tín, dẫn đến việc không có tiền cho vay và không thể thu hồi nợ vay. Lúc đó, LG Card cùng nhiều công ty khác đã phải nhờ đến tiền của những người cho vay mới có thể tồn tại.

Ông Kim cũng lo lắng các nhà phát hành thẻ cung cấp nhiều dịch vụ cho vay rủi ro, như cho vay tiền qua thẻ tín dụng (nhằm bù khoản lỗ từ việc bán thẻ tín dụng) vốn là khoản vay có nguy cơ khó thu hồi nợ rất cao. Nếu vài tháng tới Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) tăng lãi suất sẽ khiến nhiều người vay lâm vào tình trạng nợ lãi cao, dẫn đến khó thu hồi gốc lẫn lãi. “Các công ty quá tập trung vào việc mở rộng hoạt động mà không có biện pháp kiểm soát rủi ro dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Điều này đã có tiền lệ. Trong hầu hết những vụ thất bại tài chính đều do các công ty chỉ muốn mở rộng hoạt động vào thời bùng nổ kinh tế” - ông Kim nói.

Các công ty tài chính thường tìm lợi từ lĩnh vực thẻ tín dụng và đa dạng hóa nguồn thu nhập, trong đó lợi nhuận từ tài khoản ngân hàng chiếm 70-90% nguồn thu. Theo FSS, 7 công ty thẻ tín dụng lớn là Shinhan, KB Kookmin, BC, Samsung, Lotte, Hana-SK và Hyundai có tổng tài sản - gồm các khoản cho vay không thu hồi được - đạt 75.600 tỷ won vào cuối năm 2009. Đến cuối năm 2010, tổng tài sản này tăng mạnh lên 78.800 tỷ won. Có khoảng 50.000 người tham gia bán, tiếp thị thẻ vào cuối năm ngoái, tăng 35% so với năm 2009. Chi phí trung bình để tiếp thị của các công ty thẻ tín dụng chiếm 25,4% trong tổng lợi nhuận năm 2010, tăng mạnh so với mức 20,6% của năm 2009. Số tiền cho vay qua thẻ tín dụng đạt 24.900 tỷ won trong năm 2010, tăng 6.900 tỷ won so với năm 2009.

(Tổng hợp)

Các tin khác