Giá vàng trong nước vẫn đắt hơn thế giới

Dù đã hạ trên 1 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh lịch sử của ngày hôm qua, giá vàng trong nước sáng nay vẫn cao hơn so với giá vàng quốc tế hơn 1 triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng quốc tế duy trì lực tăng bất chấp sự phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Dù đã hạ trên 1 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh lịch sử của ngày hôm qua, giá vàng trong nước sáng nay vẫn cao hơn so với giá vàng quốc tế hơn 1 triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng quốc tế duy trì lực tăng bất chấp sự phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu.

 Nguồn: Internet

Nguồn: Internet 

Đầu giờ sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC cho thị trường TPHCM ở mức 44,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,2 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 400.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Vàng SBJ của Sacombank-SBJ mở cửa ở mức 44,61 triệu đồng/lượng và 45,09 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội, Công ty Bảo Tín Minh Châu lúc 8 giờ 20 phút niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 44,2 triệu đồng/lượng và 45,1 triệu đồng/lượng. Công ty Phú Quý lúc 8 giờ 30 phút báo giá vàng SJC ở mức 44,7 triệu đồng/lượng và 45,3 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

Do giá vàng quốc tế sáng nay giảm so với mức 1.760-1.770USD/oz vào chiều qua, nên việc giá vàng trong nước sáng nay cũng đi xuống khi mở cửa. So với mức kỷ lục 46,2-46,3 triệu đồng/lượng thiết lập vào trưa hôm qua, giá vàng đã hạ 1,1-1,2 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng bán lẻ trong nước hiện vẫn cao hơn khoảng 1,2 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch cả triệu đồng/lượng giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn được duy trì, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã cấp hạn ngạch nhập 5 tấn vàng hôm qua. Ngoài ra, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng vẫn được các doanh nghiệp giữ ở mức rộng, phổ biến ở mức 600.000 đồng/lượng, có nơi lên đến 900.000 đồng/lượng.

Đêm 9-8 đã chứng kiến một phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường vàng New York. Giá vàng di chuyển trong biên độ cực rộng, từ 1.719-1.779USD/oz khi giới đầu tư một mặt vừa lo ngại những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và USD suy yếu, một mặt lại muốn bán vàng nhân lúc giá cao để chuyển vốn sang bắt đáy giá cổ phiếu.

Suốt phiên, giá vàng liên tục đảo chiều và không thể hiện rõ nét xu hướng tăng hay giảm. Tuy nhiên, khi đóng cửa ngày giao dịch, vàng giao ngay vẫn tăng thêm gần 27USD/oz, tương đương 1,6%, so với chốt phiên trước, đạt 1.745,1USD/oz. Một kỷ lục mới đã được ghi nhận trong phiên này khi vàng lên mức 1.779USD/oz.

Theo số liệu của hãng tin Reuters, tính đến hôm qua, vàng đã có chuỗi ba phiên liền tăng giá mạnh nhất kể từ cuối năm 2008 khi khủng hoảng tài chính bùng nổ. Trong vòng một năm trở lại đây, vàng đã tăng giá 45% do chính sách tiền tệ nới lỏng của Hoa Kỳ, khủng hoảng nợ tại châu Âu, lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi, và gần đây nhất là nguy cơ suy giảm tăng trưởng toàn cầu cùng việc Washington bị S&P tước hạng mức tín nhiệm AAA.

Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, đây vẫn sẽ là những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn dắt giá vàng, bởi những bất ổn kinh tế toàn cầu chưa thể được giải quyết một sớm một chiều.

Đầu giờ phiên châu Á sáng nay, lực tăng giá của vàng được duy trì. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường chứng khoán châu Á nối tiếp phiên tăng mạnh đêm qua ở Phố Wall cũng đang tạm thời làm giảm bớt sức hấp dẫn của vàng.

Bởi vậy, sau khi tăng với biên độ hơn 10USD/oz lúc đầu giờ, đến khoảng 8 giờ (giờ Việt Nam), lực tăng có phần chùng xuống. Lúc 8 giờ 45 phút, vàng giao ngay có giá 1.752,9USD/oz, cao hơn 7,8USD/oz so với giá chốt ở New York.

Các tin khác