Thách thức dòng tiền cho HAGL

Giờ đây doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã trở thành thương hiệu lớn không chỉ trong nước mà cả khu vực Đông Nam Á. Một doanh nghiệp ra đời khoảng 20 năm, xuất phát điểm từ công ty chế biến gỗ đã nhanh chóng trở thành tập đoàn đa ngành và hoạt động rộng khắp Đông Nam Á. Được ví như gã khổng lồ với tích sản hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp, những dự án bất động sản (BĐS) hàng chục ngàn tỷ đồng, hàng trăm ngàn con bò… Tuy nhiên, với việc đầu tư mở rộng quá nhanh HAGL đã phải vay nợ rất nhiều nên rủi ro về dòng tiền không hề nhỏ.

Giờ đây doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã trở thành thương hiệu lớn không chỉ trong nước mà cả khu vực Đông Nam Á. Một doanh nghiệp ra đời khoảng 20 năm, xuất phát điểm từ công ty chế biến gỗ đã nhanh chóng trở thành tập đoàn đa ngành và hoạt động rộng khắp Đông Nam Á. Được ví như gã khổng lồ với tích sản hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp, những dự án bất động sản (BĐS) hàng chục ngàn tỷ đồng, hàng trăm ngàn con bò… Tuy nhiên, với việc đầu tư mở rộng quá nhanh HAGL đã phải vay nợ rất nhiều nên rủi ro về dòng tiền không hề nhỏ.

Một tích sản khá lớn

Kể từ sau đại chúng hóa năm 2002, cái tên HAGL bắt đầu nổi lên với việc sở hữu một đội bóng thi đấu tại giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam. Tại thời điểm này HAGL được biết đến như một đại gia về gỗ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó nhiều người nhắc đến doanh nghiệp này lại là một đại gia về BĐS.

Vào thời hoàng kim của thị trường BĐS, các dự án, tòa nhà mang thương hiệu HAGL hiện diện ở rất nhiều tỉnh thành trong nước, khu vực có nhiều dự án nhất là TPHCM, Gia Lai, Đà Nẵng, Nha Trang…

Ngoài các lĩnh vực như BĐS, nông nghiệp, hiện nay HAGL đang sở hữu khá nhiều văn phòng, khách sạn, dự án thủy điện và cả bệnh viện. Điều này cho thấy HAGL đang có một tích sản khá lớn. Trong đó không ít tài sản có giá trị tuy nhiên cũng có tài sản “mất giá” và có nhiều rủi ro.

Ngược lại với BĐS Việt Nam, hiện nay các dự án BĐS của HAGL tại Myanmar được kỳ vọng rất lớn vì chi phí thuê đất trung bình chỉ 740USD/m2 trong thời gian 70 năm. HAGL đã đầu tư khu phức hợp 2 block văn phòng hạng A, 1 khách sạn 5 sao và 1 trung tâm thương mại trên diện tích hơn 7,2ha. Tổng đầu tư dự án lên đến hơn 400 triệu USD.

Đầu tháng 2 vừa qua, HAGL ký thỏa thuận nguyên tắc bán 50% cổ phần (bao gồm bán 20% cổ phần hiện hữu của công ty mẹ và 30% cổ phần phát hành mới) CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (Hoang Anh Land) với giá trị khoảng 275 triệu USD.

Đáng chú ý Hoang Anh Land sở hữu 100% Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Myanmar (Hoang Anh Myanmar). Hoang Anh Myanmar sở hữu 100% dự án HAGL Myanmar Centre. Hoang Anh Land có vốn điều lệ hơn 3.253 tỷ đồng và HAGL đang sở hữu khoảng 85,75%. Hiện nay việc chuyển nhượng này đã tạm dừng, nhưng việc ký thỏa thuận này cho thấy giá trị dự án BĐS của HAGL tại Myanmar đang có giá trị rất cao.

Hiện tích sản rất lớn của HAGL nằm ở mảng nông nghiệp và được xem là mảng sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho tập đoàn. Với ưu điểm có được diện tích đất khổng lồ ở Lào, Campuchia với chi phí rẻ sẽ tạo ra sức cạnh tranh và lợi nhuận lớn cho HAGL. Theo kế hoạch đầu tư năm 2015, Tập đoàn HAGL sẽ có 42.500ha cao su, 6.000ha mía đường, 17.300ha cọ dầu, 3.000ha trồng bắp.

Đặc biệt, mới đây HAGL lại “lấn sân” sang lĩnh vực nuôi bò sữa và bò thịt. Hiện nay HAGL có khoảng 43.500 con bò. Năm 2015 tập đoàn sẽ xuất bán 60.000 con bò và có 100.000 con bò tại chuồng. Theo chiến lược phát triển HAGL sẽ đầu tư khoảng 6.300 tỷ đồng và nâng tổng số bò sữa và bò thịt lên 236.000 con. Ngành chăn nuôi bò kỳ vọng sẽ mang đến doanh thu lớn cho tập đoàn.

Ngành mía đường cũng đóng góp tỷ lệ rất cao về doanh thu và lợi nhuận cho HAGL. Riêng năm 2014, doanh thu từ mía đường đạt hơn 1.042 tỷ đồng và mang về lợi nhuận gộp lên tới 557 tỷ đồng. HAGL đã gây “sốc” cho ngành mía đường khi tuyên bố giá thành sản xuất đường của HAGL chỉ bằng khoảng 40% so với Việt Nam và thấp hơn rất nhiều so với cường quốc mía đường trên thế giới là Brazil. Những lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp như cọ dầu, bắp bước đầu cũng mang đến doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn.

Rủi ro thị trường

Nhiều NĐT từng kỳ vọng quỹ đất sạch khổng lồ với giá vốn đầu tư khá rẻ sẽ là chìa khóa giúp HAGL thành công trong lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên, thật không may việc “đóng băng” thị trường BĐS Việt Nam đã bào mòn dần sinh lực của gã khổng lồ này. Kết quả cuối năm 2013, HAGL tuyên bố rút lui khỏi thị trường, gần như toàn bộ mảng kinh doanh BĐS tại Việt Nam được tách ra khỏi Công ty mẹ HAGL và thành một pháp nhân mới không liên quan về chủ sở hữu với tập đoàn.

Việc rút lui khỏi thị trường BĐS Việt Nam của HAGL được xem là một quyết định khá bất ngờ, vì thời điểm đó phần lớn doanh thu của tập đoàn từ BĐS. Nhưng không ít chuyên gia cho rằng đây là một quyết định nhạy bén và kịp thời. Chính ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL, cũng cho rằng "HAGL tạm thời bỏ ngỏ thị trường BĐS Việt Nam vì càng làm càng lỗ".

Trước đây cao su được kỳ vọng sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” cho HAGL. Tuy nhiên, nhìn vào việc giá cao su sụt giảm mạnh và cảnh người trồng cao su trong nước chặt hàng loạt đủ thấy ngành này khó khăn mức nào. Chưa dừng lại ở đó, HAGL còn phải đối mặt với vấn đề tuyển công nhân khai thác hàng chục ngàn ha cao su ở Lào và Campuchia. Vườn cao su ước tính có giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng năm 2014 chỉ mang lại cho tập đoàn này doanh thu hơn 200 tỷ đồng và lợi nhuận gộp hơn 100 tỷ đồng.

Hiện giá cao su thế giới đang giao dịch dưới 2.000USD/tấn, giảm hơn 40% với bình quân năm 2013 và hơn 60% so với mức đỉnh năm 2011. Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong những năm gần đây đã dư thừa hàng triệu tấn. Điều này cho thấy giá cao su ít có khả năng sớm phục hồi.

Rủi ro dòng tiền

Để lớn nhanh và đáp ứng nhu cầu đầu tư HAGL đang sử dụng đòn cân nợ khá lớn. Tổng số nợ vay của HAGL trong báo cáo tài chính hợp nhất vào 31-3-2015 lên tới 20.168 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn lên tới 7.346 tỷ đồng, nợ dài hạn 20.168 tỷ đồng. Tổng số nợ vay chiếm đến hơn 80% tổng số dư nợ của HAGL và hơn 27,7% vốn chủ sở hữu của cả tập đoàn. Đây là một đòn cân nợ khá lớn đối với một tập đoàn đa ngành như HAGL.

Không chỉ vậy, lãi suất của HAGL vay cũng khá cao. Các khoản vay của HAGL bằng tiền đồng thường có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ 3-8%/năm. Những khoản vay bằng USD bằng lãi suất tiền gửi USD cộng với biên độ 7,8-8,5%/năm. Đây đều là những mức lãi suất rất cao trên thị trường. Như vậy, nếu chỉ tính riêng phần lãi vay phải trả của HAGL cũng tương đương 60-70% doanh thu của toàn bộ tập đoàn.

HAGL từng là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực BĐS.

HAGL từng là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực BĐS.

Một rủi ro khác của HAGL không thể không nhắc đến chính là dòng tiền. Hầu hết những năm qua dòng tiền từ hoạt động kinh và hoạt động đầu tư của HAGL đều âm rất lớn. Chẳng hạn năm 2014, dòng tiền từ đầu tư âm 5.808 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 473 tỷ đồng. Tính trong 5 năm gần đây dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 20.000 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh âm hơn 2.000 tỷ đồng.

Để bù đắp sự thiếu hụt này HAGL phải liên tục tăng vốn và vay nợ mới. Điều này dẫn đến rủi ro rất lớn trong cân đối dòng tiền. Trong thời gian gần đây HAGL cũng có nhiều nỗ lực trong việc cân đối lại dòng tiền bằng cách bán bớt những tài sản của mình như các dự án thủy điện, BĐS…

Đặc biệt HAGL cũng chuyển hướng sang kinh doanh những ngành có tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn như chăn nuôi bò, trồng bắp… Dù vậy, “yếu huyệt” dòng tiền vẫn sẽ là một thử thách lớn đối với gã khổng lồ mang tên HAGL.

Các tin khác