Kỳ Lân Nhật Bản và tín ngưỡng bản địa
Thần thoại và truyền thuyết Trung Quốc gọi kỳ lân là qilin (麒 麟). Vì là sinh vật kết hợp giữa hai hay nhiều loài trong một cơ thể huyền thoại (chimerical), nên kỳ lân Trung Quốc có hình dáng sư tử lai hổ rất rõ nét. Theo chân Phật giáo truyền vào Nhật Bản qua ngả Bách Tế (Triều Tiên) năm 552, kỳ lân được gọi là kirin (麒 麟,きりん) và trở thành sinh vật linh thiêng bậc nhất với quyền lực xếp hàng đầu.
Từ thời Nara (710-794), tượng kỳ lân mới được truyền vào Nhật Bản với hình thái sư tử vùng Ấn - Hoa. Người Nhật cũng như Việt Nam, chưa bao giờ được thấy sư tử, nhưng theo đà truyền bá mạnh mẽ văn hóa Khổng giáo và giáo lý Đức Phật Thích Ca, họ đã tín nhiệm “uy lực tâm linh vô biên” này khi biết kỳ lân chính là hiện thân Đức Khổng Tử, còn sư tử chính là người bảo hộ, tượng trưng cho Pháp tốt đẹp của Đức Phật. Chính sự tìm kiếm sự tương đồng khi truyền đạo đã tiếp biến kỳ lân thành kirin, có tính chất gần gũi với con vật bản địa.
Theo thời gian và dòng chuyển biến tư tưởng Thần - Phật tập hợp, kirin cũng trở thành linh thú oai nghi bảo vệ cổng cung điện hoàng gia và các đền thờ. Thế kỷ 9, người Nhật thay đổi cặp đôi thành một con sư tử miệng mở (shishi) và một con koma-inu gần gũi, có sừng, trông giống như con chó.
Tượng Kỳ Lân bằng gốm cổ đặc thù
Tượng Kỳ Lân bằng gốm cổ đặc thù
Cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập và nghiên cứu cổ vật uyên thâm bậc nhất Việt Nam, từng nhận xét trong cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (HCĐS 1972, trang 258) rằng: Nước Nhật có nhiều môn phái rất trọng nghề chế tạo đồ gốm, họ cho rằng đó là một môn kỳ bí, có thể giúp con người thoát li trần tục bằng tư tưởng, một phương pháp để tìm hiểu bí ẩn của vũ trụ, một nghệ thuật không kém thuật vẽ tranh hay viết đại tự. Người thợ nào đã chế được một món đồ gốm kỳ dị, không giống của một ai, người ấy sẽ tự hào “đã đắc đạo thành công” và trong nghề nghiệp thì “đã đi đến nơi đến chốn”.
Vì người nghệ nhân gốm Nhật luôn muốn làm ra sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất để được lưu truyền nhiều đời, cũng như vượt qua định kiến của người châu Âu khinh thường nghề làm đồ gốm “chỉ là một thứ mỹ thuật ti tiểu, nhỏ mọn, thuộc hạng thứ (art mineur)”.







Các tin, bài viết khác
Những set trà chiều độc hiếm live
Thưởng trà Việt, ngắm gốm Satsuma
Nghệ thuật nung vẽ gốm men xanh cổ điển live
Nghệ thuật bonsai thú chơi tao nhã live
Gặp gỡ nhóm sưu tập gốm cổ Nhật live
SUMIDA - Dòng gốm phù điêu kể chuyện dân gian live
Nghệ nhân xứ Phù Tang qua gốm cổ live
“Thần bài” hồi sinh
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản live
Đỉnh cao nghệ thuật gốm sứ Seto Celadon live