Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA

(ĐTTCO) - East India Company là Công ty Đông Ấn của Hà Lan duy nhất được phép giao thương với Nhật Bản qua 4 cửa khẩu, trong đó có phiên Satsuma, bởi thời Mạc Phủ Tokugawa áp dụng chính sách Tỏa quốc (鎖国, Sakoku) và Hải cấm (海禁, Kaikin) từ 1633-1853.
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 1
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 2
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 3
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 4
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 5
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 6
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 7
Giao thoa Đông - Tây qua những bộ trà SATSUMA ảnh 8
 East India Company là Công ty Đông Ấn của Hà Lan duy nhất được phép giao thương với Nhật Bản qua 4 cửa khẩu, trong đó có phiên Satsuma, bởi thời Mạc Phủ Tokugawa áp dụng chính sách Tỏa quốc (鎖国, Sakoku) và Hải cấm (海禁, Kaikin) từ 1633-1853.
 Đến năm 1765, Công ty Đông Ấn vẫn duy trì xuất khẩu trà chiếm tới 90% lượng hàng, cùng với phần còn lại là “gốm sứ China” thực sự đã vinh danh Nhật Bản và Trung Hoa vùng viễn Đông. 
Trà ẩm và gốm sứ Tây phương
Các tác phẩm văn học Tây phương đánh dấu ảnh hưởng đầu tiên của trà với thuật ngữ Chiai Catai (Trà Tàu Quảng Đông) kể từ năm 1559. Nhưng phải 60 năm sau trà mới chính thức đến châu Âu, và chỉ cần 50 năm (1610-1660) để làm nên văn hóa trà phương Tây rực rỡ nhờ Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Lần lượt, trà đến châu Âu đầu tiên vào năm 1610, qua Đức năm 1635, phổ biến ở Pháp năm 1636, đến Nga năm 1638, tỏa xuống phương Nam như Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiến lên phương Bắc như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch. Năm 1650, trà chính thức vượt biển vào Anh và Mỹ. 
Khác người châu Á uống trà buổi sáng sớm, người phương Tây thích uống trà vào buổi chiều. Gu người phương Tây thích đồ uống ngọt, nhiều năng lượng nên cho thêm đường, sữa để làm trà thơm ngọt và béo ngậy hơn, tiệc trà tea party vì thế được xem như một bữa ăn phụ, và tiệc trà chiều bắt đầu trở thành một nghi thức phổ biến từ giới thượng lưu châu Âu. Chính Vương quốc Anh dành độc quyền bán trà cho Công ty Đông Ấn Anh ở thuộc địa đã làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa dành độc lập của Mỹ (1775–1783) sau sự kiện “Tiệc trà Boston” tháng 12-1773.
Người châu Âu ưa chuộng đồ gốm sứ Trung Quốc nhờ giai đoạn “Khang, Ung, Càn - Thanh thịnh thế” (1644-1799), thúc đẩy xuất khẩu theo con đường tơ lụa Nhà Minh để lại. Từ chiếc bát “Thiên Địa Nhân” của Trung Quốc với hình ảnh nắp là bầu trời, bát là người, đĩa kê là mặt đất (đĩa kê xuất hiện từ thời nhà Đường), hàm ý trời đất hòa hợp với con người.
Khi du nhập vào Vương quốc Anh không có đĩa kê, người Anh đã sáng tạo thêm chén uống trà bằng cách thêm một quai tay cầm lên tách để giảm sức tỏa nóng của nước trà và tách chế sữa, hũ đựng đường viên hay đồ ngọt khác để trở thành bộ trà Tây từ 2 đến 12 chén, cùng với bộ ba ấm trà hoàn hảo như ngày nay.

Siêu phẩm gốm trà Satsuma chinh phục phương Tây
Nếu các tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington (1), John Adams (2), Thomas Jefferson (3, cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập) và John Quincy Adams (6) thích uống trà và sở hữu những bộ ấm chén đẹp Trung Quốc, như là biểu tượng mốt người có gu nghệ thuật và trí thức, đã làm nên tên tuổi gốm sứ China trong quá khứ, thì ngược lại những bộ trà gốm Satsuma qua kỹ thuật đắp nổi rồng dragonware và nhũ vàng, vẽ họa tiết bằng bút lông tinh xảo đã tạo nên làn sóng sưu tập đồ trà gốm Satsuma nghệ thuật thay thế đồ sứ Trung Quốc trong thế kỷ 19. 

Các tin khác