Vaccine Covid-19 Nga thực sự gây chấn động như Sputnik, nhưng về mặt ‘liều lĩnh’

(ĐTTCO) - Nga vừa trở thành nước đầu tiên chính thức phê chuẩn và đăng ký vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, việc đăng ký vaccine khi chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm đã bị nhiều nhà khoa học lên tiếng chỉ trích là “liều lĩnh”.
Các bác sĩ tại một địa điểm thử nghiệm coronavirus ở Moscow: "Nga đang vi phạm các quy tắc được quốc tế chấp nhận". Foto: Sofya Sandurskaya / Thông tấn xã Moscow / REUTERS
Các bác sĩ tại một địa điểm thử nghiệm coronavirus ở Moscow: "Nga đang vi phạm các quy tắc được quốc tế chấp nhận". Foto: Sofya Sandurskaya / Thông tấn xã Moscow / REUTERS

Hôm 11-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga là nước đầu tiên trên thế giới cấp phép lưu hành vaccine ngừa Covid-19, và đặt tên Sputnik V để so sánh thành công nghiên cứu như cuộc đua chinh phục vũ trụ thời Liên Xô.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết vaccine Sputnik V đã có tác dụng kích thích tạo ra miễn dịch tế bào và kháng thể ổn định sau khi tiêm ở các trường hợp thử nghiệm lâm sàng, đồng thời "một số người không có bất kỳ triệu chứng nào".

Chưa thử nghiệm trên khỉ

Khi Alexander Ginzburg tự tiêm vaccine do ông phát triển, ông thậm chí còn chưa bắt đầu thử nghiệm chất này trên khỉ.

Đó là 4 tháng trước, và Ginzburg, một nhà vi sinh vật học và là giám đốc của Viện Gamaleya thuộc sở hữu nhà nước ở Moscow, nói rằng ông vẫn cảm thấy rất ổn. 100 nhân viên của viện cũng đồng ý được tiêm chủng. Và tất cả vẫn khỏe mạnh.

Ginzburg đang nghiên cứu thứ được gọi là vaccine véc tơ, bao gồm việc đưa vật liệu di truyền từ virus SARS-CoV-2 vào virus mang mầm bệnh vô hại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người sản xuất kháng thể. Ginzburg không quan tâm lắm đến những rủi ro khi tiêm một chất vẫn đang trong quá trình phát triển.

Một bước đột phá trong nghiên cứu có nghĩa là Moscow sẽ có thể bảo vệ dân số của họ nhanh hơn và mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn các đối thủ của họ. Một loại vaccine không chỉ đại diện cho một bước tiến trong cuộc chiến chống lại virus, nó còn chuyển thành quyền lực, uy tín và tiền bạc, vì phần còn lại của thế giới sẽ tranh nhau mua thuốc.

Vi phạm các nguyên tắc quốc tế

Việc đưa vào sử dụng sớm một loại vaccine chưa sẵn sàng để sử dụng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chandrakant Lahariya, một nhà dịch tễ học đến từ Ấn Độ, cho biết các chính trị gia phải nhận thức được rằng việc phát triển nhanh chóng một loại vaccine không phải là thách thức duy nhất của họ, họ cũng phải thuyết phục dân chúng rằng vaccine an toàn. Các tác dụng phụ phát hiện muộn có thể dẫn đến tình trạng "niềm tin mất đi không chỉ với loại vaccine này mà còn ở tất cả các loại vaccine khác được phát triển trên toàn thế giới".

Với hơn 865.000 ca nhiễm coronavirus, Nga hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ tư trong đại dịch này và Tổng thống Vladimir Putin đang thúc đẩy một bước đột phá trong phát triển vaccine. Chính phủ cho biết hơn 20 quốc gia từ châu Á, châu Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông đã đặt hàng 1 tỷ liều vaccine này.

Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học như Vasily Vlassov của Trường Kinh tế Cao cấp ở Moscow, đang cảnh báo về việc hưng phấn sớm. Theo ông, các bình luận ăn mừng đến từ Điện Kremlin "giống như tuyên truyền thời Liên Xô".

Vlassov chỉ trích chính phủ đã hạ thấp các rào cản pháp lý. Moscow dự định bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vaccine này vào tháng 9 hoặc tháng 10 mặc dù các nghiên cứu lâm sàng thậm chí vẫn chưa chuyển sang giai đoạn thử nghiệm quyết định III. Ông nói: “Nga đang vi phạm các quy tắc được quốc tế chấp nhận”.

Theo hướng dẫn về vaccine của WHO, mọi chất mới trước tiên phải được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật trước khi có thể được sử dụng cho người.

Trong giai đoạn đầu của một nghiên cứu lâm sàng, chỉ có rất ít đối tượng thử nghiệm được chủng ngừa, với giai đoạn II có hàng chục hoặc vài trăm người. Trong giai đoạn III, hàng ngàn người sẽ thử nghiệm. Mỗi giai đoạn đều rất quan trọng để xác định xem liệu vaccine mới có an toàn và hiệu quả hay không.

Tiền thử nghiệm quá cao khiến người ta liều mạng

Hơn nữa, việc tham gia thử nghiệm phải tự nguyện. Đối tượng thử nghiệm thường nhận được tiền bồi thường, nhưng thường không hào phóng lắm.

Ngoài ra, tất cả dữ liệu liên quan đến các thử nghiệm phải được công khai để các cơ quan chính phủ và các nhà khoa học khác có thể đánh giá.

Viện Gamaleya rõ ràng đang vi phạm các nguyên tắc này theo nhiều cách khác nhau.

Cho đến nay, hầu như không có bất kỳ dữ liệu khoa học nào được công bố, trong khi chỉ có 76 đối tượng thử nghiệm tham gia giai đoạn thử nghiệm thứ nhất và thứ hai, một nửa trong số đó là quân nhân trong quân đội.

Một nửa còn lại là dân thường, những người nhận được 100.000 rúp cho sự tham gia của họ, tương đương khoảng 31,6 triệu VNĐ hoặc khoảng 3 mức lương trung bình hàng tháng ở Nga.

Anna Kutkina, một trong những tình nguyện viên, gọi đó là một "khoản tiền thưởng hậu hĩnh" và dự định dùng số tiền này để giúp mua lại ngôi nhà trang trại mà cô hằng mơ ước từ lâu.

Các tin khác