Quyết liệt nâng cao hiệu quả đầu tư công

Hôm nay 24-3 là hạn cuối cùng để các bộ, ngành, tập đoàn và tổng công ty nhà nước, các địa phương báo cáo phương án sắp xếp các dự án, điều chuyển vốn đầu tư công theo hướng hiệu quả nhất để Bộ KH-ĐT tổng hợp, trình Chính phủ trong tuần tới. Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, kết quả làm việc của 8 đoàn công tác đi kiểm tra ở các địa phương, 2 đoàn kiểm tra ở các tập đoàn và tổng công ty nhà nước rất tốt.

Hôm nay 24-3 là hạn cuối cùng để các bộ, ngành, tập đoàn và tổng công ty nhà nước, các địa phương báo cáo phương án sắp xếp các dự án, điều chuyển vốn đầu tư công theo hướng hiệu quả nhất để Bộ KH-ĐT tổng hợp, trình Chính phủ trong tuần tới. Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, kết quả làm việc của 8 đoàn công tác đi kiểm tra ở các địa phương, 2 đoàn kiểm tra ở các tập đoàn và tổng công ty nhà nước rất tốt.

Các đoàn công tác đã rà soát các dự án đầu tư công, làm việc xong với các địa phương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước, tổng hợp các số liệu để Bộ KH-ĐT hoàn thành các kiến nghị về đình, hoãn, giãn các dự án không hiệu quả; điều chuyển vốn cho các dự án khả thi hơn. Báo cáo này sẽ được Chính phủ thảo luận tại phiên họp thường kỳ tháng 3, dự kiến được tổ chức trong tuần tới. Qua đó, 152.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, 45.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ theo phân bổ dự toán của Quốc hội sẽ phải bố trí, cân đối lại để giảm bội chi ngân sách từ 5,3% còn dưới 5% GDP. Tuy nhiên, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết Quốc hội và Chính phủ đều nhất trí không cắt giảm đầu tư từ 2 nguồn trên, mà chỉ sắp xếp, điều chuyển nhằm sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

Nghị quyết 11 được Chính phủ chủ động triển khai một cách quyết liệt, đã tạo hiệu ứng khá tốt. Vì thế, khi các đoàn kiểm tra rà soát dự án đầu tư công tới làm việc, nhiều nơi đã lên kế hoạch, phương án rõ ràng. Với ngành giao thông - lĩnh vực có nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công nhất, Bộ trưởng Bộ GT-VT Hồ Nghĩa Dũng cho biết nâng cao hiệu quả đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhất đang được đặt ra. Trong năm 2011 Bộ GT-VT sẽ giảm 50% các dự án trái phiếu chính phủ, năng lực giải ngân 20.000-25.000 tỷ đồng chỉ bố trí 11.0000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án giao thông quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, Bộ GT-VT đã phân loại, ưu tiên các dự án có thể hoàn thành trong năm 2011 và các dự án đang thực hiện có khả năng đạt giải ngân cao; đình hoãn các dự án chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và sắp khởi công.

Trong bối cảnh giảm chi tiêu công, đầu tư ngân sách, việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, việc cắt giảm đầu tư chủ yếu tập trung vào nguồn vốn trái phiếu chính phủ, do vậy phải tìm các nguồn khác để thúc đẩy và bù vào. “Chúng tôi dự kiến năm nay phải đạt trên 10.000 tỷ đồng vốn BOT, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông toàn ngành. Đồng thời, đưa  hình thức đầu tư PPP, PB vào những dự án quy mô tương đối lớn như dự án đường cao tốc” - ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng tập trung rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư trong kế hoạch năm 2011 để có biện pháp ngừng, đình, hoãn hoặc giãn tiến độ, bao gồm cả các dự án sử dụng vốn ngân sách, các dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay và vốn do doanh nghiệp tự huy động. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, năm 2011 Bộ Xây dựng được giao quản lý 981 tỷ đồng, đã được bố trí cho 19 dự án. Trước mắt, Bộ Xây dựng chỉ đạo tạm dừng khởi công các dự án mới. Các dự án đang triển khai sẽ được rà soát lại về mục tiêu, quy mô, hiệu quả đầu tư và tiến độ thực hiện để có biện pháp thích hợp.

Thực tế hiện nay đòi hỏi phải cấp bách loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả; đình, hoãn, giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách; chỉ khởi công các dự án mới đã rõ hiệu quả và bảo đảm được nguồn vốn để triển khai thực hiện. Với ngành nông nghiệp, qua rà soát Bộ NN-PTNT đã đề nghị đình, hoãn khởi công 22 dự án, chuyển 51,2 tỷ đồng vốn đầu tư cho dự án khác. Đồng thời, giãn tiến độ 11 dự án, với số vốn 17,5 tỷ đồng, chuyển vốn đầu tư cho dự án khác. Tại các địa phương, Nghị quyết 11 cũng đang được triển khai một cách mạnh mẽ. Tại cuộc họp trực tuyến mới đây của Chính phủ, nhiều địa phương báo cáo đã lập được kế hoạch cắt giảm 10% chi tiêu công và bước đầu xác định được các con số cắt giảm cụ thể trong 9 tháng còn lại của năm 2011 như Hà Nội 88 tỷ đồng, Hải Phòng  97 tỷ đồng, Cần Thơ 45 tỷ đồng, Lào Cai 36 tỷ đồng…

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Các tin khác