Xuất khẩu trái cây

Đột phá từ chất lượng

Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 471 triệu USD, dự kiến năm 2011 đạt khoảng 510 triệu USD. trong đó trái cây là một trong những mặt hàng nông sản xuất siêu trên 50 triệu USD mỗi năm. Thị trường xuất khẩu trái cây ngày thêm rộng mở: nhãn, thanh long, chôm chôm… đã vào Hoa Kỳ; xoài cát Hòa Lộc, thanh long… vào Nhật bản; bưởi Năm Roi vào châu Âu; vú sữa Lò Rèn vào Canada, Anh.…

Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 471 triệu USD, dự kiến năm 2011 đạt khoảng 510 triệu USD. trong đó trái cây là một trong những mặt hàng nông sản xuất siêu trên 50 triệu USD mỗi năm. Thị trường xuất khẩu trái cây ngày thêm rộng mở: nhãn, thanh long, chôm chôm… đã vào Hoa Kỳ; xoài cát Hòa Lộc, thanh long… vào Nhật bản; bưởi Năm Roi vào châu Âu; vú sữa Lò Rèn vào Canada, Anh.…

Áp dụng mô hình mới

Do chất lượng trái cây Việt Nam không ngừng cải thiện nên đã tạo được chỗ đứng trên thương trường quốc tế. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, nhấn mạnh: “Để trái cây Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, vấn đề quan trọng là nâng cao chất lượng. Tiền Giang đã chọn những loại cây chủ lực có ưu thế cạnh tranh để tập trung đầu tư về giống, khoa học kỹ thuật, bảo quản sau thu hoạch, tìm thị trường tiêu thụ… nhờ đó tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trái cây”.

Một trong những thành công nổi bật của Tiền Giang ở lĩnh vực này là trồng vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn Global GAP. Mô hình này đã giúp nhà vườn thay đổi toàn bộ từ nhận thức đến cách trồng: áp dụng kỹ thuật trồng cây an toàn, tạo trái đẹp; kiểm soát chặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; tuân thủ quy trình bón phân, bao trái, ghi nhật ký… Ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, hân hoan: “Sản phẩm vú sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global GAP đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu sang Anh, Canada… Giá bán cao nên nhà vườn rất phấn khởi”.

Một gian trưng bày đặc sản trái cây tại Festival trái cây Tiền Giang 2010. Ảnh: LÃ ANH

Một gian trưng bày đặc sản trái cây tại Festival trái cây Tiền Giang 2010. Ảnh: LÃ ANH

HTX Hòa Lộc có vườn xoài cát Hòa Lộc rộng 540ha ở xã Hòa Hưng (Cái Bè, Tiền Giang) đang thu hoạch lứa xoài lớn bình quân không dưới 0,5kg/trái, giá bán đến 15.000 đồng/trái. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ nhiệm HTX, cho biết: “Nhờ các nhà khoa học giúp sức trong việc trồng xoài sạch, hướng dẫn phương pháp quản lý, quy trình sản xuất, chăm sóc, kỹ năng bán hàng, tiếp thị, kinh doanh…, HTX đã từ bỏ cách làm theo tập quán cũ, áp dụng mô hình sản xuất mới rất bài bản. Do vậy, xoài cát Hòa Lộc được các nhà nhập khẩu tín nhiệm. Mỗi năm HTX xuất khẩu khoảng 100 tấn xoài.

Cần nhân rộng mô hình trái cây sạch

Theo Bộ NN-PTNT, tiềm năng trái cây của nước ta còn rất lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thế giới đang tăng mạnh, đây là cơ hội thuận lợi để gia tăng xuất khẩu. Hiện nay xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, chuối cau… có bao nhiêu đều bán hết. Cái khó là sản xuất trái cây nước ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều, gây cản ngại đến việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn.

Đột phá từ chất lượng ảnh 2Từ nay trở đi các tỉnh không nên phát triển nhiều loại trái cây, nên chọn 1-2 loại cây thế mạnh để đầu tư đúng mức về chất lượng lẫn số lượng. Phải tạo ra những vùng chuyên canh hàng hóa lớn, mới chủ động được xuất khẩu quanh năm. Đột phá từ chất lượng ảnh 3

TS. Nguyễn Minh Châu,
Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam

 TS. Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp,   cho biết tỉnh đang phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trên vườn xoài Cát Chu ở huyện Cao Lãnh. Tình hình chuyển biến rất tốt, nhà vườn hưởng ứng nồng nhiệt, bởi họ đã nhận ra chỉ có sản xuất sạch mới xuất khẩu được giá cao.

Song song đó, Đồng Tháp đã ứng dụng mô hình canh tác chất lượng cao đối với quýt hồng Lai Vung và nhãn Châu Thành. Sau khi đạt chuẩn VietGAP sẽ nâng lên Global GAP. Vĩnh Long, Bến Tre… cũng đang áp dụng mô hình sản xuất trái cây sạch từ thấp đến cao. Bộ NN-PTNT cho biết tiêu chuẩn VietGAP là “bước chạy đà” để trái cây nước ta hòa nhập vào Global GAP. Hiện cả nước đã có hàng chục mô hình sản xuất VietGAP được công nhận ở nhiều nơi như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận… Bộ NN-PTNT đã phát động phong trào thi đua sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sản xuất trái cây sạch chất lượng cao là hướng đi đúng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trở ngại duy nhất hiện nay là vốn; thiếu vốn sẽ không thể hình thành vùng sản xuất tập trung. Có một thực tế là sự đầu tư của Nhà nước cho cây ăn trái còn quá kém so với thủy sản, lúa gạo… Do vậy, hệ thống bảo quản, dự trữ trái cây sau thu hoạch và công nghệ chế biến, xuất khẩu trái cây vẫn còn rất hạn chế. Tại ĐBSCL, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước cũng chưa có một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nào xứng tầm. Để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, rất cần Nhà nước đầu tư, trợ lực tích cực cho DN và nhà vườn.

Các tin khác