Trần nợ công Hoa Kỳ chờ giờ G?

Vấn đề vỡ nợ công khiến chính phủ phải đóng cửa đang làm cho hình ảnh của cường quốc kinh tế Hoa Kỳ trở nên tiêu cực hơn bao giờ hết. Nợ quốc gia Hoa Kỳ sẽ chạm trần 16.700 tỷ USD vào hôm nay (17-10).

Vấn đề vỡ nợ công khiến chính phủ phải đóng cửa đang làm cho hình ảnh của cường quốc kinh tế Hoa Kỳ trở nên tiêu cực hơn bao giờ hết. Nợ quốc gia Hoa Kỳ sẽ chạm trần 16.700 tỷ USD vào hôm nay (17-10).

Trước đó, vào năm 2011 Hoa Kỳ suýt vỡ nợ cũng vì sự giằng co giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng trong vòng 2 ngày, dự luật cho phép nâng trần nợ đã đi một lèo qua cửa Hạ viện, Thượng viện và đến tay Tổng thống Obama ký ban hành.

Tuy nhiên, lần này trước hạn chót 1 ngày, 2 đảng vẫn đấu nhau. Phe Cộng hòa tại Hạ viện bất ngờ tuyên bố hủy kế hoạch bỏ phiếu vào sáng 16-10 (giờ Việt Nam) về dự luật ngân sách tạm thời, trong đó cấp ngân sách đến ngày 15-12 để chính phủ liên bang mở cửa trở lại và gia hạn quyền vay nợ của Bộ Tài chính cho đến ngày 7-2-2014.

Vấn đề nợ công đang biến cường quốc Hoa Kỳ thành đề tài châm biếm.

Vấn đề nợ công đang biến cường quốc
Hoa Kỳ  thành đề tài châm biếm.

Thực ra kế hoạch này nhằm nâng trần nợ, duy trì hoạt động các công sở liên bang, tránh cho Hoa Kỳ bị vỡ nợ khi Bộ Tài chính không thể vay thêm tiền để trang trải cho các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên đề xuất không làm vừa lòng nhóm nghị sĩ bảo thủ “Heritage Action” của đảng Cộng hòa vốn khăng khăng phản đối Đạo luật Cải cách y tế (Obamacare).

“Trái banh” nâng trần nợ đã được Hạ viện (nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số) đá sang Thượng viện (nơi đảng Dân chủ chiếm đa số), nếu Hạ viện thông qua dự luật vào hôm nay và chuyển lên cho Thượng viện bỏ phiếu.

Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain thuộc đảng Cộng hòa đã phải thốt lên rằng: “Tình hình vô cùng nghiêm trọng. Đảng Cộng hòa phải hiểu chúng ta đã thua trong cuộc chiến này, như tôi dự báo từ trước, rằng chúng ta sẽ không thể giành chiến thắng bởi vì chúng ta đã đòi hỏi một cái gì đó không thể đạt được”.

Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch đặt mức tín nhiệm AAA của Hoa Kỳ trong tình trạng “giám sát tiêu cực” với lý do Hoa Kỳ có thể vỡ nợ sau ngày 17-10 nếu Quốc hội nước này không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thú thật họ chỉ còn chừng 35 tỷ USD tiền mặt trong tay và dự kiến “hết đường binh” trong việc tiếp tục chi trả tất cả các hóa đơn của chính phủ.

Giậu đổ bìm leo, các nhà đầu tư đã đòi hỏi được lãi suất cao hơn khi cho chính phủ Hoa Kỳ vay và lãi suất nợ ngắn hạn đã leo thang lên những bậc cao mới. Hầu hết giới quan sát tiếp tục tin rằng Hoa Kỳ sẽ nâng trần nợ để thoát hiểm.

Tuy nhiên, việc Quốc hội đã không nâng trần nợ một cách kịp thời, cùng với những ý đồ đẩy nước này vào tình trạng bên bờ vực để trục lợi chính trị và tính linh hoạt tài chính bị suy giảm đều là các yếu tố khiến Hoa Kỳ mãi không thoát được mối đe dọa vỡ nợ.

Nếu không nâng được trần nợ, từ 17-10 Hoa Kỳ sẽ bị loại khỏi thị trường vay nợ quốc tế, chính phủ sẽ cạn kiệt tiền mặt trong vòng 4-5 ngày. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tình huống đó sẽ khiến kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại nghiêm trọng và suy thoái trở lại.

Trung Quốc - chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ - đã lên tiếng rằng những diễn biến vừa qua cho thấy đã đến lúc thế giới cần giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Không chỉ mất uy tín trên trường quốc tế, ngay trong lòng Hoa Kỳ, dân chúng đã quá mệt mỏi và trở nên tức giận vì sự trở đi trở lại kịch bản lấy vấn đề nợ công làm “con tin” trong tranh chấp chính trị giữa 2 đảng.

Thậm chí, một số người dân cho rằng cần có một sự thay đổi lớn đối với cơ cấu bộ máy điều hành đất nước bởi vì với cách thức tổ chức hiện nay, chỉ cần 1 trong 2 đảng cố ý gàn bướng không đồng ý thỏa thuận, chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải đóng cửa vì vỡ nợ.

Các tin khác