Phát biểu ngày 17/4 tại cuộc gặp các thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Các nhà công nghiệp và doanh nghiệp Nga, Thủ tướng Medvedev cho rằng việc giải quyết các vấn đề chính trị bằng các biện pháp kinh tế là hành động cạnh tranh không lành mạnh và không thể chấp nhận được xét về mặt pháp lý.
Theo ông, hành động này không chỉ gây áp lực đối với các doanh nghiệp của Nga hoạt động trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Người đứng đầu Chính phủ Nga thừa nhận nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức khẩn cấp và cần phải bảo vệ nền kinh tế nước này trước những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây.
Ông tái khẳng định Nga sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt này.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 38 cá nhân và thực thể của Nga với lý do những đối tượng này có các hành động mà Washington cho là phá hoại nền dân chủ phương Tây. Nga đã ngay lập tức chỉ trích đây là quyết định vô căn cứ, thiếu thiện chí và vô ích.
Thủ tướng Medvedev hôm 11/4 cũng đã tuyên bố Nga sẽ đối phó được với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và biến chúng thành lợi thế cho nền kinh tế.
Do các cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, Syria..., từ năm 2014 đến nay, chính quyền Mỹ cùng nhiều nước đồng minh phương Tây liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt các cá nhân và tập thể Nga.
Việc Washington công bố các biện pháp trừng phạt lần này cho thấy quan điểm ngày càng cứng rắn của nước này đối với Moskva bất chấp việc lãnh đạo hai nước từng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ song phương sau khi đánh giá mối quan hệ đã xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.
Theo ông, hành động này không chỉ gây áp lực đối với các doanh nghiệp của Nga hoạt động trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Người đứng đầu Chính phủ Nga thừa nhận nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức khẩn cấp và cần phải bảo vệ nền kinh tế nước này trước những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây.
Ông tái khẳng định Nga sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt này.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 38 cá nhân và thực thể của Nga với lý do những đối tượng này có các hành động mà Washington cho là phá hoại nền dân chủ phương Tây. Nga đã ngay lập tức chỉ trích đây là quyết định vô căn cứ, thiếu thiện chí và vô ích.
Thủ tướng Medvedev hôm 11/4 cũng đã tuyên bố Nga sẽ đối phó được với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và biến chúng thành lợi thế cho nền kinh tế.
Do các cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, Syria..., từ năm 2014 đến nay, chính quyền Mỹ cùng nhiều nước đồng minh phương Tây liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt các cá nhân và tập thể Nga.
Việc Washington công bố các biện pháp trừng phạt lần này cho thấy quan điểm ngày càng cứng rắn của nước này đối với Moskva bất chấp việc lãnh đạo hai nước từng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ song phương sau khi đánh giá mối quan hệ đã xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.
Các tin, bài viết khác
TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trẻ em bất hợp pháp ở châu Âu
Đế chế 40 tỷ USD sau sáp nhập Gojek và Tokopedia sẽ được điều hành thế nào?
Goldman Sachs: "Kinh tế Trung Quốc đã hoàn tất phục hồi hình chữ V"
EU thúc đẩy đầu tư từ Đài Loan
Trung Quốc xây trung tâm siêu máy tính trị giá 3 tỷ USD để phân tích dữ liệu hàng hải và không gian
Những đồng tiền ảo tăng "khủng" nhất từ đầu năm, vượt xa Bitcoin
Trung Quốc bất ngờ gọi bitcoin là 'tài sản đầu tư'
CEO Coinbase "thoát hàng" 292 triệu USD ngay trong ngày đầu tiên công ty chào sàn
Người châu Á siêu giàu và công dân Trung Quốc để mắt đến BĐS ở Singapore giữa đại dịch Covid-19
Trung Quốc tìm cách trở thành nhà cung cấp vaccine lớn trên toàn cầu sau đại dịch Covid-19