Báo cáo của Global Futures cho thấy sự suy giảm của môi trường sống tự nhiên bao gồm rừng, đầm lầy và các rạn san hô sẽ làm suy yếu các khối xây dựng của các hệ sinh thái thiết yếu, làm giảm trữ lượng cá, sản xuất gỗ và số lượng thụ phấn. Tổ chức từ thiện môi trường cảnh báo rằng nếu không có hành động khẩn cấp để bảo vệ thiên nhiên thì tác động trên toàn thế giới của xói mòn bờ biển, mất giống loài và suy giảm tài sản tự nhiên từ rừng đến thủy sản trong 30 năm tới.
Sự mất mát dường như chỉ ở mức 0,67% thu nhập toàn cầu vào năm 2050, nhưng ước tính này là thận trọng và tổng số có thể cao hơn nhiều nếu các khu vực như Nam Cực suy giảm với tốc độ nhanh hơn, gây ra sự nóng lên và mực nước biển cao hơn trên toàn thế giới. Báo cáo cũng cho biết rằng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và mở rộng phát triển nông nghiệp, đô thị vào các cảnh quan chưa sử dụng trước đây cho thấy chi phí tài chính lớn liên quan đến tổn thất trong thụ phấn, bảo vệ bờ biển, cung cấp nước và carbon lưu trữ.
Giá lương thực toàn cầu cũng có khả năng tăng do ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, với giá tăng khoảng 8% cho gỗ, 6% cho bông (cotton), 4% cho hạt dầu và 3% cho rau quả vào năm 2050. Karen Ellis, giám đốc kinh tế bền vững tại WWF nói rằng nghiên cứu chỉ là ước tính sơ bộ, vì vậy chi phí thực tế có lẽ cao hơn nhiều.
Báo cáo của nhà kinh tế học Lord Stern vào năm 2006, cho thấy việc cắt giảm lượng khí thải carbon để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ sẽ tiêu tốn 1% GDP hàng năm, nhưng bỏ qua biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại kinh tế lên tới 20% GDP.
Anh có thể là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản, với chi phí hàng năm từ các dịch vụ tự nhiên bị mất tương đương với nguồn tài trợ hàng năm kết hợp cho cảnh sát, dịch vụ cứu hỏa, nhà tù và tòa án.
Các tin, bài viết khác
Những ưu tiên của Tân Tổng giám đốc WTO
Pháp duy trì lệnh giới nghiêm chống dịch COVID-19 trong 4 tuần tới
EU lên kế hoạch cung cấp 'hộ chiếu vắcxin' giúp người dân tự do đi lại
Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vắcxin bị hỏng
Tủ đông gặp sự cố, hơn 1.000 liều vắcxin COVID-19 của Nhật Bản bị hỏng
Thị trường việc làm Mỹ sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2023
Cảnh báo nhiều hệ luỵ khi tham gia các hoạt động giao dịch tiền ảo
Tân Tổng Giám đốc WTO chính thức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên
Dùng robot “quét” sạch virus tại nhà ga
Chìa khóa quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu