Thành phố Detroit vỡ nợ

Thành phố Detroit, Hoa Kỳ cuối tuần trước cho biết sẽ ngừng trả một số trong khoản nợ 18,5 tỷ USD, xem như vỡ nợ một phần. Ngoài ra, chính quyền thành phố kêu gọi các chủ nợ chấp nhận lỗ lớn với các khoản nợ còn lại để tránh một cuộc phá sản cấp thành phố lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ.

Thành phố Detroit, Hoa Kỳ cuối tuần trước cho biết sẽ ngừng trả một số trong khoản nợ 18,5 tỷ USD, xem như vỡ nợ một phần. Ngoài ra, chính quyền thành phố kêu gọi các chủ nợ chấp nhận lỗ lớn với các khoản nợ còn lại để tránh một cuộc phá sản cấp thành phố lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ.

Trong buổi khởi đầu loạt đàm phán với giới chủ nợ hôm 14-6, Giám đốc Tình trạng khẩn cấp của Detroit, ông Kevyn Orr, tuyên bố dừng trả gốc và lãi đối với một số khoản nợ, bao gồm 34 triệu USD phải trả ngay hôm đó. Ông Orr cho biết số tiền lẽ ra trả nợ được dùng để duy trì hoạt động của thành phố và 1,43 tỷ USD dùng cung cấp các dịch vụ công cho cư dân.

Ông Orr yêu cầu giới chủ nợ chấp nhận được đền bù chưa tới 10 cent cho mỗi USD tiền nợ. Ông cho biết khoảng 11,5 tỷ USD nợ không được bảo đảm, trong khi 7 tỷ USD còn lại là nợ được bảo đảm. Các chủ nợ được bảo đảm sẽ có mức đền bù tốt hơn, nhưng chưa biết cụ thể là bao nhiêu. Nợ được bảo đảm là các khoản nợ có tài sản chống lưng, chẳng hạn Detroit đã bảo đảm các thỏa thuận hoán đổi lãi suất với doanh thu sòng bạc.

Detroit từng là thủ phủ xe hơi Hoa Kỳ, nay lại đìu hiu và đổ nát.

Detroit từng là thủ phủ xe hơi Hoa Kỳ, nay lại đìu hiu và đổ nát.

2 trong 3 đại gia đánh giá tín dụng toàn cầu là Fitch Ratings và Standard and Poor's Ratings Services ngay lập tức hạ tín nhiệm của Detroit xuống gần mức phá sản. Cuộc khủng hoảng ở Detroit được các nhà thị trường theo dõi rất sát sao.

Dù vậy, diễn biến mới nhất vẫn chưa ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu cấp thành phố trị giá 3.700 tỷ USD trên toàn Hoa Kỳ, vì giá các loại trái phiếu này vẫn tăng trong phiên cuối tuần trước. Ông Orr cho biết sẽ bàn bạc với các chủ nợ trong vòng 30 ngày tới. Các nhà phân tích tin lợi suất trái phiếu của tiểu bang Michigan và các nơi khác sẽ bị đẩy lên cao nếu ông Orr đạt được thỏa thuận với các chủ nợ bảo đảm. Theo giải trình của ông Orr, điều hành tài chính thất bại, dân số sụt giảm, thất thu thuế trong vòng 45 năm qua là những nguyên nhân chính khiến Detroit rơi vào tình cảnh bi đát như hiện nay.

Cư dân ở thành phố này giảm từ 2 triệu những năm 1950 xuống chỉ còn 713.000 người hiện nay. Chỉ 53% chủ nhà đóng thuế tài sản năm 2011, trong khi có tới 78.000 ngôi nhà trong thành phố bị bỏ hoang và đổ nát. Hiện Detroit là thành phố có tỷ lệ tội phạm hình sự cao nhất nước, với 15.245 vụ trong năm 2011. Có đến 40% đèn đường ở Detroit không còn hoạt động và chỉ còn 1/3 tổng số xe cứu thương còn hoạt động.

Ngoài việc ngưng trả nợ, ông Orr cũng cho biết thành phố sẽ chuyển giao dịch vụ cấp thoát nước cho các hãng tư nhân, cũng như tiến hành những thay đổi về dịch vụ bảo hiểm y tế và lương hưu. Thành phố có thể phải nợ lương hưu của các ngành như cảnh sát và chữa cháy, với số tiền lên đến 3,5 tỷ USD. Detroit có thể trở thành thành phố lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ bị phá sản.

Trước đó, các thành phố lớn như New York, Philadelphia và Cleveland đều rơi vào tình cảnh khó khăn, nhưng cuối cùng vẫn tránh bị phá sản chính thức. Vào những năm 1970, thành phố New York cũng tuyên bố ngừng trả một số khoản nợ, nhưng giới chủ nợ sau đó đã được trả đầy đủ nhờ một thỏa thuận tái cơ cấu. Phản ứng của các chủ nợ cho đến nay khá tiêu cực.

Trong quá khứ, chủ nợ trái phiếu thành phố chưa từng bị mất tiền trong những cuộc tái cấu trúc nợ lớn như ở New York hay Cleveland. Trong khi đó, hầu hết nợ của Detroit không có bảo đảm, khiến giới chủ nợ không được bảo vệ khi xảy ra vỡ nợ.

Các tin khác