Phát biểu tại cuộc họp báo tại Doha, Bộ trưởng Kaabi nói: "Qatar đã quyết định rút khỏi OPEC từ tháng 1-2019". Theo ông Kaabi, OPEC đã được thông báo về quyết định này trong ngày 3-12, trước khi thông tin này được công bố. Qatar đưa ra quyết định trên trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong những ngày qua đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 14 tháng qua.
Phát biểu sau khi đưa ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tháng tới, tân Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi cho biết quốc gia vùng Vịnh này vẫn tiếp tục sản xuất dầu mỏ, nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất khí đốt, lĩnh vực mà nước này đang là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tại cuộc họp báo ở Doha, ông Kaabi nói: "Chúng tôi không có tiềm năng lớn về dầu mỏ nhưng chúng tôi có tiềm năng về khí đốt".
Qatar là một trong số những nước sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất trong OPEC, nhưng là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhờ các nhà máy lớn của họ sản xuất tổng cộng 77 triệu tấn/năm. Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công xuất LNG lên 100 triệu tấn và sẽ thực hiện trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Gia nhập OPEC từ năm 1961, Qatar đã thông báo về quyết định rút khỏi với tổ chức này trước khi thông tin này được công bố. Saudi Arabia hiện đang là quốc gia chi phối lớn nhất trong OPEC. Quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar vẫn đang căng thẳng kể từ khi Saudi Arabia cùng 3 nước vùng Vịnh khác là Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập từ tháng 6-2017 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa các tuyến vận tải với Qatar do cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ khủng bố. Tuy nhiên, Qatar luôn bác bỏ cáo buộc này, đồng thời không chấp nhận các yêu sách mà 4 nước vùng Vịnh đưa ra.
Phát biểu sau khi đưa ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tháng tới, tân Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi cho biết quốc gia vùng Vịnh này vẫn tiếp tục sản xuất dầu mỏ, nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất khí đốt, lĩnh vực mà nước này đang là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tại cuộc họp báo ở Doha, ông Kaabi nói: "Chúng tôi không có tiềm năng lớn về dầu mỏ nhưng chúng tôi có tiềm năng về khí đốt".
Qatar là một trong số những nước sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất trong OPEC, nhưng là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhờ các nhà máy lớn của họ sản xuất tổng cộng 77 triệu tấn/năm. Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công xuất LNG lên 100 triệu tấn và sẽ thực hiện trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Gia nhập OPEC từ năm 1961, Qatar đã thông báo về quyết định rút khỏi với tổ chức này trước khi thông tin này được công bố. Saudi Arabia hiện đang là quốc gia chi phối lớn nhất trong OPEC. Quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar vẫn đang căng thẳng kể từ khi Saudi Arabia cùng 3 nước vùng Vịnh khác là Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập từ tháng 6-2017 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa các tuyến vận tải với Qatar do cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ khủng bố. Tuy nhiên, Qatar luôn bác bỏ cáo buộc này, đồng thời không chấp nhận các yêu sách mà 4 nước vùng Vịnh đưa ra.
Các tin, bài viết khác
EU thúc đẩy đầu tư từ Đài Loan
Trung Quốc xây trung tâm siêu máy tính trị giá 3 tỷ USD để phân tích dữ liệu hàng hải và không gian
Những đồng tiền ảo tăng "khủng" nhất từ đầu năm, vượt xa Bitcoin
Trung Quốc bất ngờ gọi bitcoin là 'tài sản đầu tư'
CEO Coinbase "thoát hàng" 292 triệu USD ngay trong ngày đầu tiên công ty chào sàn
Người châu Á siêu giàu và công dân Trung Quốc để mắt đến BĐS ở Singapore giữa đại dịch Covid-19
Trung Quốc tìm cách trở thành nhà cung cấp vaccine lớn trên toàn cầu sau đại dịch Covid-19
Lạm phát toàn cầu sẵn sàng… tăng
Đồng tiền số mang biểu tượng con chó: Bắt đầu như một trò đùa, giờ đây vốn hóa đạt 40 tỷ USD
Morgan Stanley lỗ hơn 900 triệu USD sau vụ sụp đổ của Archegos