Pháp đau đầu lãng phí thực phẩm

Bộ Môi trường và Bộ Nông nghiệp Pháp vừa cho biết lãng phí thực phẩm ở nước này vào khoảng 12-20 tỷ EUR/năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, nhất là tại châu Âu đang gặp khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, lãng phí thực phẩm đang gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế đất nước hình lục lăng.

Bộ Môi trường và Bộ Nông nghiệp Pháp vừa cho biết lãng phí thực phẩm ở nước này vào khoảng 12-20 tỷ EUR/năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, nhất là tại châu Âu đang gặp khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, lãng phí thực phẩm đang gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế đất nước hình lục lăng.

Theo ước tính, mỗi hộ gia đình Pháp vứt đi 1/4 lượng thực phẩm/năm. Lượng sản phẩm vứt đi đó gây thiệt hại khoảng 500EUR/người. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy thủ phạm hàng đầu của tình trạng phung phí thực phẩm chính là các hộ gia đình tại Pháp. Thực phẩm bị vứt vào thùng rác đôi khi vẫn còn nguyên bao bì, hạn sử dụng. 67% rác thải thực phẩm đến từ các gia đình.

Tại những cơ sở sản xuất thực phẩm chuyên nghiệp, tình trạng ghi nhận cũng khá nghiêm trọng. Hơn 30% lượng thực phẩm được sản xuất ra đã bị vứt bỏ hay lãng phí, vì nhiều nguyên nhân như điều kiện bảo quản, vận chuyển hay chế biến tại chỗ.

Một báo cáo của Cơ quan Môi trường và năng lượng Pháp (Ademe) công bố cho biết nước Pháp lãng phí mỗi năm 1,2 triệu tấn thực phẩm. Trong khi đó, nghiên cứu của Wrap, một chương trình chống rác thực phẩm của Chính phủ Anh thực hiện, cho thấy con số thật sự có thể lên đến hơn 3 triệu tấn. Dù các kết quả có thể khác nhau nhưng vấn nạn lãng phí thực phẩm quả thật đáng báo động tại Pháp. Các chuyên gia ước tính bình quân mỗi người Pháp phung phí 20-30kg thức ăn/năm.

Theo Ademe, trong số các loại thực phẩm bị vứt đi, trái cây chiếm 19% và rau củ 31%. Do tính chất dễ hỏng, người tiêu thụ không ngần ngại vứt vào sọt rác các loại hoa quả hay rau củ dù chỉ mới chớm hỏng một chút. Tiếp đến là các loại thức uống, chủ yếu là sữa và rượu (24%) và các loại tinh bột từ những bữa ăn thừa 12%. Phần còn lại, bao gồm các loại thịt cá (4%) và các thức ăn chế biến sẵn (2%).

Thực phẩm bị vứt vào thùng rác vẫn còn nguyên bao bì, hạn sử dụng.

Thực phẩm bị vứt vào thùng rác vẫn còn nguyên bao bì, hạn sử dụng.

Làm thế nào hạn chế lãng phí thực phẩm đang là vấn đề thời sự nóng tại Pháp. Ý thức được tầm mức của vấn đề, nhiều sáng kiến tập thể cũng như cá nhân đã được đề ra. Việc Bộ trưởng Môi trường Pháp gây áp lực lên các nhà phân phối đã đạt được kết quả khả quan. Nhiều hãng phân phối lớn như Carrefour, AUchan, Leclerc, hay Casino đã bắt đầu liên kết với các tổ chức từ thiện Restos du Coeur, Ngân hàng Thực phẩm và Secours Populaire để thu gom và chọn lọc trái cây và hoa quả bị hỏng rồi tinh chọn và phân phối lại. Thu nhặt chất thải hữu cơ để có thể tái sử dụng là trọng tâm của sáng kiến chống lãng phí thực phẩm. Chẳng hạn tại 1 trường học ở quận 2, Paris, các em học sinh học cách tách rác thải với thức ăn thừa.

Ông Eric Van Meenen, Giám đốc Quỹ các trường học quận 2, Paris, giải thích khi không thể dùng hết phần ăn của mình, các em sẽ phải tách chọn các phần còn lại trên đĩa ăn. Những loại rác thải nào không thể tái sử dụng để vào thùng rác. Những phần thức ăn còn dư thừa sẽ được các nhân viên phục vụ trong căng tin thu gom. Những rác thải thực phẩm này sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ mang đến các nhà máy sản xuất khí methane để biến đổi chúng thành chất mùn cho nông dân hay khí đốt cho năng lượng.

Về phần các hộ gia đình, có ý kiến cho rằng người tiêu thụ nên thay đổi thái độ mua sắm. Chính việc mua trữ quá nhiều thực phẩm, bị dụ dỗ bởi các chương trình khuyến mại và ít khi chú ý đến hạn sử dụng cũng đã dẫn đến việc vứt thực phẩm vào sọt rác.

(Theo Le Monde)

Các tin khác