Nhật Bản nóng thị trường két sắt

(ĐTTCO) - Thời gian gần đây, người dân Nhật Bản đổ xô đi mua két sắt. Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hạ lãi suất âm với kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng, việc thị trường đồ cất giữ tiền trở nên nóng có lẽ đi ngược lại tính toán của Chính phủ Nhật Bản.

(ĐTTCO) - Thời gian gần đây, người dân Nhật Bản đổ xô đi mua két sắt. Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hạ lãi suất âm với kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng, việc thị trường đồ cất giữ tiền trở nên nóng có lẽ đi ngược lại tính toán của Chính phủ Nhật Bản.

Shimachu Co., công ty chuyên cung cấp đồ nội thất, cho biết doanh thu từ việc bán két sắt đầu tuần trước cao gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Tetsu Aida, người phụ trách bộ phận thúc đẩy doanh thu của công ty trên, cho biết các mẫu két sắt được tiêu thụ nhiều nhất có các chức năng chống nước, chống cháy, có ổ khóa 10 chìa. Giá thành phụ thuộc vào kích thước. Loại két sắt do Shimachu Co. cung cấp có giá lên đến 700USD cũng hết sạch hàng, thậm chí tạm thời không có hàng trong vòng 1 tháng tới. Theo Mariko Shimokawa, nhân viên bán hàng tại cửa hàng của Shimachu ở phía Đông thủ đô Tokyo, sau khi chính phủ hạ lãi suất xuống mức âm, nhiều người lớn tuổi cho rằng cách giữ tiền chắc ăn nhất là “để tiền duới đệm”. Ông Kazuo Matsumoto, 64 tuổi, cho biết rất lo lắng sau động thái của BoJ: “Tôi không mua két sắt nhưng tôi sẽ mua vàng và gửi vào két an toàn ở nơi đảm bảo”. 

Trước đó, ngày 29-1 Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda lần đầu tiên thông báo về chính sách lãi suất âm. Đến ngày 16-2, BOJ quyết định áp dụng chính sách lãi suất âm trong nỗ lực chống giảm phát khi bối cảnh nền kinh tế nước này đối mặt với nguy cơ suy thoái và kinh tế toàn cầu bất ổn.  Theo chính sách mới, lãi suất hàng năm được ấn định ở mức -0,1% đối với một số tài khoản do các thể chế tài chính nắm giữ ở BOJ, nhằm khuyến khích đưa lượng tiền này trở lại nền kinh tế thông qua chi tiêu hoặc tái đầu tư. Thời gian đầu, khoảng 10.000 tỷ yen (88 tỷ USD) bị áp dụng lãi suất trên, chiếm khoảng 4% tổng số tiền trong các tài khoản ngân hàng và BOJ có kế hoạch giữ con số này ở mức 10.000-30.000 tỷ yen. Trong khi đó, BOJ sẽ tiếp tục áp dụng mức lãi suất 0,1% đối với 210.000 tỷ yen tiền gửi trong năm 2015 thông qua việc mua trái phiếu chính phủ theo chính sách nới lỏng tiền tệ. Ngoài ra, mức lãi suất 0% được áp dụng với 40.000 tỷ yen tiền dự trữ bắt buộc cũng như các khoản tiền cung cấp cho các thể chế tài chính theo chương trình của BOJ thúc đẩy cho vay đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng và các dự án phục hồi sau thiên tai. Hàng tháng, BOJ sẽ tăng lượng tiền được hưởng lãi suất 0% nhằm tránh các tác động ngược thái quá lên các ngân hàng khi áp dụng lãi suất âm quy mô lớn.

Người dân Nhật đổ xô đi mua két sắt.

Người dân Nhật đổ xô đi mua két sắt.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho rằng chính sách mới sẽ tác động tích cực tới tiêu dùng và đầu tư, đem lại những thay đổi trong cách quản lý quỹ, vốn đang theo một chiều là tiền gửi và tiết kiệm, sang hướng sử dụng tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng Aso cho biết cần có thời gian mới thấy được hiệu quả. Trong khi đó, Bộ trưởng Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản Nobuteru Ishihara cho biết chính phủ cần thêm thời gian để phân tích các tác động, đồng thời nhấn mạnh biện pháp lãi suất âm sẽ củng cố một chu kỳ tích cực của nền kinh tế thông qua tăng lương và tạo việc làm. Nhận định về động thái trên, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor của Hoa Kỳ cho rằng việc áp dụng lãi suất âm có thể làm giảm 15% lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng khu vực và 8% lợi nhuận của các ngân hàng lớn trong tài khóa 2016.

(Tổng hợp)

Các tin khác