Theo các chuyên gia, một nữ bệnh nhân 40 tuổi đã được phẫu thuật cấy ghép giác mạc được sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo. Hiện bà đã được xuất viện và đang trong giai đoạn phục hồi.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân này hoàn toàn không nhìn thấy gì, còn bây giờ thị lực của người này đang được cải thiện. Từ sau cuộc phẫu thuật đến này, chưa phát hiện có tác dụng phụ nào.
Kết quả này mang đến hy vọng tạo ra một phương pháp điều trị mới cho những người mắc các bệnh về giác mạc thay cho biện pháp trị liệu hiện nay, bệnh nhân thường phải chờ giác mạc từ người đã tử vong. Theo các nhà khoa học, phương pháp điều trị này sẽ được áp dụng rộng rãi sau 5 năm nữa.
Ông Kohji Nishida - giáo sư Đại học Osaka (Nhật Bản) cho biết, tế bào mô giác mạc có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi được cấy vào mắt những tế bào này phát triển đầy đủ chức năng, phục hồi chức năng nhãn cầu đã bị tổn thương, giúp bệnh nhân khôi phục thị lực.
Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đã phê duyệt vào tháng 3 thử nghiệm lâm sàng để điều trị các bệnh về giác mạc bằng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS). Trước đó, các thí nghiệm tương tự đã được cấp phép cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc, chấn thương cột sống và một số bệnh khác.
Các tin, bài viết khác
Bắc Kinh tiếp tục tấn công ông trùm Jack Ma, buộc học viện của ông ngừng tuyển sinh
Các quỹ toàn cầu giảm mua nợ chính phủ Trung Quốc
Tỷ phú Peter Thiel gây tranh cái khi đặt vấn đề Bitcoin là vũ khí tài chính của Trung Quốc
Sở GDCK New York hủy niêm yết công ty bất động sản Trung Quốc
UNWTO đưa ra 2 kịch bản ngành du lịch toàn cầu năm 2021
Tình trạng thiếu chip đang đẩy giá màn hình TV và máy tính xách tay lên cao như thế nào?
Kinh tế Myanmar đang xuống vực sâu?
G20 gia hạn hoãn nợ để hỗ trợ phục hồi vì Covid-19
Mỹ kêu gọi thực hiện thuế tối thiểu với doanh nghiệp toàn cầu
WHO bị kiện vì chống dịch COVID-19 chậm trễ, không hiệu quả