Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng khó khăn, tại Malaysia có một ngành sản xuất công nghiệp vẫn âm thầm tăng trưởng đều đặn trong suốt hơn 2 thập niên qua: Nhà máy sản xuất bao cao su (BCS) Karex.
Tọa lạc trên khuôn viên rộng 3,6 ha thuộc quận Pontian ở phía Tây Nam tiểu bang Johor, Malaysia. Trông bề ngoài tòa nhà sơn vôi màu trắng chỉ có vài tầng chẳng có gì ấn tượng, nhưng ít ai biết được nhà máy sử dụng 1.000 công nhân để sản xuất BCS lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm 2 tỷ chiếc.
Chưa hết, Karex còn có thêm hai nhà máy nữa: một ở quận Klang thuộc tiểu bang Selangor cách thủ đô Kuala Lumpur 30km và một ở tỉnh Hatyai, Thái Lan gần đường biên giới với Malaysia, với sản lượng khoảng 1 tỷ BCS. Với tổng cộng 3 tỷ BCS hàng năm, chiếm 15% sản lượng toàn cầu, Karex là nhà sản xuất BCS lớn nhất thế giới.
![]() |
Một quảng cáo sản phẩm BCS Karex. |
Ông Goh Miah Kiat, Giám đốc điều hành Karex và là cháu nội của người sáng lập Karex, chia sẻ: “Thỉnh thoảng, khi vào nhà hàng ăn tối, người ta trố mắt nhìn khi được biết chúng tôi là nhà sản xuất BCS. Thế nhưng, BCS bây giờ là một phần của cuộc sống nên chúng tôi cũng chẳng bận tâm”.
Sinh trưởng trong một gia đình truyền thống 4 thế hệ hoạt động trong ngành, ông Goh cho biết sau khi sản xuất găng tay bằng cao su, Karex chuyển sang lĩnh vực BCS từ năm 1989. Điều thú vị là chẳng ai quan tâm đến Karex cho đến thời gian gần đây, công ty này tiết lộ kế hoạch lên sàn chứng khoán (chuẩn bị IPO), nhằm tăng gấp đôi năng lực sản xuất lên 6 tỷ chiếc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường BCS thế giới.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ Global Industry Analysts, thị trường BCS toàn cầu sẽ có trị giá khoảng 6 tỷ USD vào năm 2015, với mức cung ứng 27 tỷ chiếc, so với con số hiện nay là 20 tỷ chiếc với trị giá 4,2 tỷ USD. Nhu cầu sử dụng BCS trên thế giới tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua và người tiêu dùng cũng chấp nhận sản phẩm “nhạy cảm” này nhiều hơn trước.
Ông Goh thẳng thắn bày tỏ: “Nếu như trước đây được tiếp thị trong các bọc nhỏ có hình phụ nữ gợi cảm bận bikini, thì giờ đây BCS được đóng gói một cách đơn giản như bánh kẹo, bởi chúng được xem như sản phẩm cho lối sống (lifestyle product)”. Tuy nhiên, khách hàng mua BCS với số lượng lớn không phải là người tiêu dùng mà là chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
BCS được công nhận là phương pháp quan trọng và hiệu quả để phòng chống HIV/AIDS, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, chúng được phân phát miễn phí.
Theo Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Cao su Malaysia (MREPC), năng lực sản xuất BCS hàng năm của Malaysia là 4,5 tỷ chiếc trong năm 2011 và có thể tăng lên 4,8 tỷ trong năm 2012. Theo Tổng giám đốc của MREPC, ông Teo Suat Cheng, thị trường BCS toàn cầu thường được miêu tả như không bị ảnh hưởng bởi suy thoái (recession-proof) với mức tăng trưởng 8% hàng năm.
Trong năm nay, doanh thu xuất khẩu BCS của Malaysia có thể tăng 10% và vượt qua con số 300 tỷ MYR (tương đương 98 triệu USD). Một điều lý thú nữa là Singapore lại là nước nhập khẩu BCS của Malaysia nhiều nhất, với 572 triệu chiếc trong năm ngoái, cao hơn cả Trung Quốc.
Tuy nhiên, xin quý độc giả đừng hiểu sai về đàn ông Singapore: do các dự án tài trợ của Hoa Kỳ cho việc mua BCS hiện nay đã chuyển từ Hàn Quốc sang đảo Sư Tử, nơi được xem là một đầu mối chiến lược để tái phân phối BCS cho nhiều nước khác trên thế giới.
Các tin, bài viết khác
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao
Ireland điều tra vụ Facebook làm rò rỉ dữ liệu người dùng
IPO trên sàn Nasdaq, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
Các lệnh hạn chế chống dịch Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
EU lên kế hoạch phát hành trái phiếu 150 tỷ euro/năm
Grab sẽ tiếp tục tập trung vào các thị trường Đông Nam Á
Nhật Bản đang hạ thấp mối nguy hiểm của nước Fukushima đối với sức khỏe con người?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ có kế hoạch giải thoát Trung Quốc khỏi cái mác “thao túng tiền tệ”
Nghịch lý ở Trung Quốc: Ứng dụng có lượt tải tăng vọt nhưng bị đánh giá dưới 2 sao
Cựu Giám đốc cảnh sát mạng của Trung Quốc đối mặt với điều tra tham nhũng