Theo một nghiên cứu về xu hướng rác thải toàn cầu do hãng quản lý rủi ro Verisk Maplecroft vừa công bố, dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, song người dân và doanh nghiệp Mỹ lại thải tới 12% tổng lượng rác đô thị trên toàn cầu, tương đương 773kg/người.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong những nước công nghiệp xử lý rác thải yếu kém nhất. Không giống như Đức có thể tái sử dụng 68% rác thải, Mỹ chỉ tái chế được 35% rác thải rắn đô thị và phải phụ thuộc vào việc chở rác sang các nước khác.
Nghiên cứu của Verisk Maplecroft nêu rõ: “Mỹ là quốc gia phát triển duy nhất thải ra lượng rác vượt quá khả năng tái chế, cho thấy sự thiếu hụt về quyết tâm chính trị và đầu tư vào cơ sở hạ tầng”. Nếu tình trạng này không được cải thiện, Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị chôn vùi trong “núi” phế thải của chính mình.
Mỗi năm, thế giới phải hứng chịu hơn 2,1 tỷ tấn rác thải rắn đô thị, đủ lấp đầy 822.000 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, nhưng chỉ 16% trong số đó được tái chế. Trước tình trạng rác thải toàn cầu gia tăng, nhà phân tích môi trường cấp cao Niall Smith thuộc Verisk Maplecroft kêu gọi chính phủ các nước cần hành động để giải quyết vấn nạn rác thải tràn lan, trong khi các doanh nghiệp cũng phải trả chi phí xử lý rác thải.
Việc đầu tư các biện pháp kinh tế dựa trên cơ sở tái chế rác thải không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mà còn mở ra những thị trường mới và giúp nâng cao danh tiếng doanh nghiệp.
Các tin, bài viết khác
Thảm cảnh của lao động nhập cư Trung Quốc
Trục lợi từ nhiều hợp đồng mua bán khẩu trang Trung Quốc, Nghị sĩ Đức mất chức
Rơi trực thăng, tỷ phú Pháp thiệt mạng
Covid làm nhiều người cháy túi, nhưng cũng giúp nhiều người kiếm bộn bao giờ hết
Tỷ giá tăng vọt, dòng tiền ồ ạt chảy khỏi các thị trường mới nổi
Nhà điều hành lưới điện Texas mắc sai lầm gây thiệt hại 16 tỷ USD trong cơn bão mùa đông vừa qua
Nhà Trắng cảnh báo vụ hack Microsoft có 'số lượng lớn' nạn nhân
Trung Quốc muốn các nhà ngoại giao nước ngoài tiêm vaccine ‘nhà làm’
Công ty mẹ TikTok lấn sân vào ngành ô tô tự lái
Boeing 737 MAX của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp