Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia tham gia ký kết, được thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau. Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.
Sau thông báo của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Moscow sẽ tìm kiếm cam kết chắc chắn của các bên còn đang tham gia Hiệp ước Bầu trời mở để thúc đẩy quá trình thực thi đầy đủ những nghĩa vụ, đánh giá lợi ích an ninh của Nga và các đồng minh để đưa ra những quyết định tương xứng.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh, Đức coi hiệp ước này “là một cấu thành quan trọng của cấu trúc kiểm soát vũ khí, vốn góp phần vào việc xây dựng niềm tin lẫn nhau và qua đó đảm bảo an ninh tốt hơn ở Bắc bán cầu từ Vladivostok đến Vancouver”.
Ngày 23-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, đồng thời nêu rõ “bước đi này của Mỹ làm xói mòn lòng tin quốc phòng lẫn nhau, sự minh bạch giữa các quốc gia có liên quan, đồng thời không có lợi cho việc duy trì an ninh và sự ổn định tại các khu vực liên quan, ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực kiểm soát vũ khí toàn cầu và tiến trình giải trừ quân bị”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Trước khi rời ghế, ngoại trưởng Mỹ công bố lệnh trừng phạt Trung Quốc, Iran và Cuba
Ông Pence gọi điện cho bà Harris chúc mừng và đề nghị hỗ trợ
Tổ chức tư vấn Pháp kêu gọi hợp sức Mỹ ngăn chuyển giao công nghệ bán dẫn cho quân đội TQ
Joe Biden chọn cố vấn của Hillary Clinton làm Giám đốc cấp cao về Trung Quốc tại Nhà Trắng
Mỹ thêm 9 công ty Trung Quốc vào danh sách đen quân sự, bao gồm cả Xiaomi
Tổng thống Mexico phát động chiến dịch quốc tế kiềm chế các hãng công nghệ sau lệnh cấm với TT Trump
Bill Gates nay trở thành chủ đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ
Động đất ở Indonesia: Hơn 20 người thương vong, thiệt hại nghiêm trọng
Ngày hoàn thành xây dựng Nord Stream 2 được xác định
Mỹ đưa Tổng Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc vào 'danh sách đen'