Tình thế bế tắc về thỏa thuận diễn ra sau hơn 9 giờ đàm phán qua video và làm dấy lên hoài nghi về nỗ lực hồi sinh thị trường dầu từ đà giảm mạnh gần đây. Liên minh OPEC+ sẽ không cắt giảm sản lượng mà không có sự tham gia của Mexico và không có ý định tổ chức họp một lần nữa trong ngày thứ Sáu (10/04). Thay vào đó, họ tập trung vào cuộc đàm phán tại cuộc họp G20 trong ngày 10/04, theo một đại biểu.
Trước đó trong ngày thứ Năm (09/04), OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, các đại biểu cho biết, từ đó chấm dứt cuộc chiến giá dầu vốn đã kéo dài 1 tháng qua.
Tâm điểm chú ý lẽ ra đã chuyển sang cuộc họp giữa các bộ trưởng năng lượng thuộc nhóm G20 trong ngày thứ Sáu (10/04). Các nhà sản xuất dầu lớn bao gồm cả Mỹ và Canada có khả năng giảm sản lượng 5 triệu thùng/ngày. Và nhờ đó, có thể hỗ trợ giá dầu sau khi thỏa thuận ban đầu của OPEC+ không thể thúc đẩy giá dầu tăng trong ngày thứ Năm (09/04).
Việc Bộ trưởng Năng lượng Mexico, ông Rocio Nahle Garcia, không đồng tình với mức cắt giảm 400.000 thùng/ngày như một phần của thỏa thuận đã làm đảo lộn lịch trình trên. Trong một bài đăng trên Twitter sau khi rời cuộc họp, bà cho biết Mexico sẵn sàng giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức 400.000 thùng/ngày mà OPEC+ đề xuất.
Áp lực chính trị
Bước lùi bất ngờ từ Mexico không làm thay đổi sự cấp thiết của việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. Đà giảm đáng kinh ngạc của giá dầu trong năm nay đã đe dọa đến sự ổn định của các quốc gia phụ thuộc vào giá dầu, đồng thời buộc các công ty lớn như Exxon Mobil phải giảm bớt chi tiêu và đẩy các nhà sản xuất độc lập vào tình thế nguy hiểm.
“Mexico có thể và nên chung tay với cộng đồng quốc tế để ổn định thị trường dầu”, ông Aldo Flores Quiroga, cựu Thứ trưởng Năng lượng Mexico và là người đã đàm phán các thỏa thuận với OPEC+ trong giai đoạn 2016-2018, cho hay. “Đợt cắt giảm sản lượng này rất cần thiết”.
OPEC+ hứng chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà làm luật Mỹ - những người sợ mất hàng ngàn việc làm trong ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ. Trong ngày thứ Năm (09/04), ông Trump đã trao đổi với các nhà lãnh đạo của Nga và Ả-rập Saudi qua điện thoại.
“Cả Nga và Ả-rập Saudi đều buộc phải cắt giảm sản lượng và những đợt cắt giảm sản lượng này sẽ giúp họ thắng điểm về chính trị”, Amrita Sen, nhà phân tích dầu tại công ty tư vấn Energy Aspects, cho hay.
Các tin, bài viết khác
Truyền thông Trung Quốc bắn tiếng với chính quyền tân Tổng thống Biden
Thượng viện Mỹ ấn định thời gian mở phiên tòa luận tội ông Trump
Mỹ chính thức có Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên là người da màu
Ông Trump lần đầu tiên bình luận công khai kể từ khi rời Nhà Trắng
Ông Trump trở lại đế chế kinh doanh bị đại dịch Covid-19 tàn phá
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
Tổng thống Biden sa thải quan chức thời Trump không chịu từ chức
Ông Trump thuê luật sư “cực giỏi” đại diện trong phiên xét xử luận tội
Các lệnh hành pháp của ông Biden đã khiến 52.000 người Mỹ mất việc trong ngày đầu tiên tại chức
China Telecom, China Mobile và Unicom “tác chiến" để đảo ngược lệnh của ông Trump