Kinh tế TQ chưa sụp, nhưng đang ngày càng suy yếu

Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.

Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.

 Người dân thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters

 
Người dân thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc)  - Ảnh: Reuters

Reuters trích dẫn báo cáo từ các khảo sát độc lập cho thấy các công ty sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ cũng đang lâm vào tình trạng ngày một khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Trung Quốc, cung cấp phần lớn số lượng việc làm tại quốc gia này và chiếm đến 60% GDP cả nước.

Các số liệu thống kê nói trên đang làm dấy lên lo ngại rằng các chính sách kích cầu của Bắc Kinh đã không thể ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 7% trong quý 3.2015, theo Reuters.

Quy mô hoạt động sản xuất tại các nhà máy quốc doanh trong tháng 9 tiếp tục bị thu hẹp, mặc dù mức độ thu hẹp có giảm so với tháng 8. Còn hoạt động sản xuất của các nhà máy quy mô nhỏ hơn đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 6 năm rưỡi qua và đà sụt giảm về số lượng đơn hàng dự kiến sẽ trầm trọng thêm trong thời gian tới.

“Hoạt động sản xuất thu hẹp trong 2 tháng liên tiếp, cộng với thị trường chứng khoán tụt giảm, cho thấy tăng trưởng GDP trong quý 3 của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm lại xuống mức 6,4%”, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính ANZ (Úc).

Reuters cho biết đợt sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi mùa hè vừa qua và quyết định phá giá đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh hồi tháng 8 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, khiến nhiều nhà đầu tư, chuyên gia cả trong và ngoài Trung Quốc hoài nghi về khả năng điều hành kinh tế của chính phủ nước này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia ANZ, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với “cú hạ cánh khó khăn” và các nhà phân tích ANZ tin rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng tốc trở lại vào cuối năm nay khi các biện pháp kích cầu và gia tăng chi tiêu công của chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.

Các tin khác