Kinh tế thế giới tuần qua

Tuần trước có lẽ là tuần hạn của các doanh nghiệp, khi nhiều công ty, ngân hàng lớn từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc gặp rắc rối với tòa án.

Tuần trước có lẽ là tuần hạn của các doanh nghiệp, khi nhiều công ty, ngân hàng lớn từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc gặp rắc rối với tòa án.

Sự kiện được giới đầu tư quan tâm tại Hoa Kỳ vào tuần trước là việc các ngân hàng lớn báo cáo kết quả kinh doanh quý II. Nhìn chung, các báo cáo khá khả quan nhờ chi phí hoạt động và kiện tụng thấp. Lợi nhuận ròng của JPMorgan Chase tăng 31%, Bank of America tăng 63%...

Tuy nhiên, đây cũng là tuần nhiều ngân hàng tại Hoa Kỳ gặp rắc rối với các vụ kiện tụng. Một thẩm phán đã phê chuẩn đơn kiện Standard & Poor’s 5 tỷ USD do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đứng tên, cáo buộc hãng này cố tình làm lạc hướng nhà đầu tư để kiếm lợi.

Theo đó, S&P bị cáo buộc đã đưa ra những bản đánh giá sai lệch theo ý của khách hàng (công ty được đánh giá) trong giai đoạn năm 2004-2007. Trong khi đó, Ủy ban Quản lý Năng lượng Hoa Kỳ (FERC) phạt ngân hàng Barclays 453 triệu USD vì thao túng giá điện ở 4 bang miền Tây hòng làm lợi cho các tài sản phái sinh của ngân hàng. Barclays phản đối án phạt này và tuyên bố sẽ đem vụ việc ra tòa.

Cùng lúc, JPMorgan Chase đang điều đình với FERC trong một vụ tương tự. Ngoài ra, một số công ty toàn cầu cũng bị phạt, gồm Panasonic, Sanyo phải nộp phạt 56,5 triệu USD vì làm giá các linh kiện xe hơi và pin; LG Chem của Hàn Quốc nộp phạt hơn 1 triệu USD vì làm giá pin.

Chiếc máy bay thế hệ mới có thể bay đến mọi nơi trên trái đất chỉ trong vòng 4 giờ.

Chiếc máy bay thế hệ mới có thể bay đến mọi nơi trên trái đất chỉ trong vòng 4 giờ.

Tại châu Âu, nỗ lực chấm dứt điều tra độc quyền tìm kiếm của Google Inc. có nguy cơ thất bại, sau khi người đứng đầu cơ quan giám sát cạnh tranh EU, ông Joaquín Almunia, tuyên bố Google chưa làm đủ để “dẹp bỏ quan ngại” của nhà chức trách. Hồi tháng 4, Google đã gửi một số biện pháp khắc phục lên EU để giải quyết khiếu nại cáo buộc hãng quảng cáo cho dịch vụ của chính mình trên các kết quả tìm kiếm của các đối thủ.

Trong khi đó, 4 nhà điều hành của hãng dược Anh GlaxoSmithKline (GSK) ở Trung Quốc đã bị bắt giữ do những cáo buộc đã hối lộ rất nhiều tiền cho các quan chức chính phủ, tổ chức và hiệp hội y học, bệnh viện và bác sĩ, nhằm mở rộng thị phần của GSK tại Trung Quốc và tăng giá bán.

GSK bị cáo buộc đã sử dụng các công ty lữ hành và công ty tư vấn làm phương tiện hối lộ các quan chức, bác sĩ bằng cả “tình và tiền”. Kể từ năm 2007, GSK đã chuyển 3 tỷ NDT (khoảng 500 triệu USD) cho 700 công ty lữ hành và tư vấn ở Trung Quốc, nhưng chưa rõ bao nhiêu trong số này được dùng để hối lộ.

Trung Quốc cũng được chú ý khi dữ liệu công bố hôm 15-7 cho biết tăng trưởng GDP của nước này trong quý II chỉ đạt 7,5%, nhưng Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei nói ông tin tăng trưởng GDP cả năm chỉ 7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7,5% của chính phủ.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc cũng đang chậm lại. Các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc nên điều chỉnh lại các mục tiêu kinh tế.

Cơn ác mộng với chiếc “giấc mơ” (Dreamliner 787) của hãng Boeing vẫn chưa chấm dứt. Trong khi các nhà điều tra đang tìm kiếm nguyên nhân vụ cháy của một chiếc 787 đang đậu ở sân bay Heathrow, một chiếc 787 của Japan Airlines từ Boston đi Tokyo đã phải quay lại nơi xuất phát vì có dấu hiệu trục trặc bộ phận bơm nhiên liệu.

Liên quan đến hàng không, Công ty Reaction Engines ở Anh vừa cho biết đang phát triển một loại máy bay thế hệ mới, có thể đưa hành khách tới mọi nơi trên thế giới chỉ trong vòng 4 giờ nhờ công nghệ làm lạnh trước, giúp hệ thống không khí đi vào động cơ phản lực được làm nguội 1.000oC chỉ trong 0,01 giây. 

Các tin khác