Indonesia sửa đổi Luật Chống tham nhũng

(ĐTTCO) - Việc sửa đổi Luật Chống tham nhũng ở Indonesia đang có nhiều ý kiến trái chiều từ trong nước liên quan đến tăng cường hay hạn chế quyền lực của cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của nước này.

(ĐTTCO) - Việc sửa đổi Luật Chống tham nhũng ở Indonesia đang có nhiều ý kiến trái chiều từ trong nước liên quan đến tăng cường hay hạn chế quyền lực của cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của nước này.

 Ông Luhut Pandjaitan (giữa ảnh), Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh - cố vấn quan trọng của Tổng thống Indonesia. Ảnh: Reuters

 Ông Luhut Pandjaitan (giữa ảnh), Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh - cố vấn quan trọng của Tổng thống Indonesia. Ảnh: Reuters

Ngày 29/2, Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết, Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục sửa đổi Luật Chống tham nhũng.

Các nghị sỹ Indonesia đã có cuộc thảo luận để xem xét thẩm quyền của Ủy ban Chống tham nhũng (KPK), theo đó có những đề xuất sửa đổi mà các chuyên gia pháp lý cho rằng, sẽ làm giảm hiệu quả chiến đấu của KPK.

Tuy nhiên, ông Luhut Pandjaitan, cố vấn quan trọng của Tổng thống Joko Widodo nói: "Chính phủ sẽ chỉ đồng ý với dự thảo sửa đổi, nếu sức mạnh của KPK được tăng cường".

Tuần qua, các kiến nghị của Nghị viện đã vấp phải chỉ trích từ KPK và các nhà hoạt động chống tham nhũng, khiến Tổng thống Joko Widodo yêu cầu Nghị viện tạm dừng lại các cuộc thảo luận.

Trong số những kiến nghị của Nghị viện mà Chính phủ sẽ đưa xem xét có việc hạn chế quyền lực của KPK trong nghe lén điện thoại đối với các đối tượng tình nghi mà không cần giấy yêu cầu và thiết lập một cơ quan giám sát cho KPK. "Thực tế, việc nghe lén điện thoại đã được thực hiện mà không có sự phối hợp hay trách nhiệm rõ ràng, thậm chí ngay cả trong KPK”, ông Pandjaitan nói.

Cũng theo ông Pandjaitan, luật mới cần thiết có một cơ quan thiết lập quy trình vận hành tiêu chuẩn để thông qua các cuộc nghe lén. Chính phủ đồng ý với yêu cầu của KPK thuê các nhà điều tra độc lập, trong khi Nghị viện lại tìm cách hạn chế, chỉ cho phép cảnh sát và Văn phòng Viện Chưởng lý thực hiện điều này.

Lãnh đạo mới của KPK, ông Agus Rahardjo cho biết, sẽ từ chức nếu các đề xuất của Nghị viện được thông qua. Ông cho rằng, đề xuất đó sẽ khiến việc bắt giữ không thể thực hiện.

Nghị viện và cảnh sát vốn được đánh giá là tổ chức tham nhũng nhất ở Indonesia và các nghị sỹ cùng các quan chức cảnh sát thường là mục tiêu của các cuộc điều tra của KPK.

Các tin khác