Hàn Quốc đòi nợ chiến tranh

Trong một phán quyết có thể khiến gia tăng căng thẳng với Nhật Bản, một tòa án Hàn Quốc hôm 30-7 đã buộc hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản phải đền bù một khoản tiền lớn cho 5 người Hàn Quốc đã bị buộc phải làm việc trong các nhà máy của công ty trong thời gian nước này đô hộ Hàn Quốc vào chiến tranh thế giới 2.

Trong một phán quyết có thể khiến gia tăng căng thẳng với Nhật Bản, một tòa án Hàn Quốc hôm 30-7 đã buộc hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản phải đền bù một khoản tiền lớn cho 5 người Hàn Quốc đã bị buộc phải làm việc trong các nhà máy của công ty trong thời gian nước này đô hộ Hàn Quốc vào chiến tranh thế giới 2.

Tòa án Tối cao tại Busan, một thành phố cảng ở phía Đông Nam Hàn Quốc, đã yêu cầu Mitsubishi phải trả 71.800USD cho mỗi người Hàn Quốc trên. Đây là lần thứ 2 trong tháng này, tòa án Hàn Quốc có phán quyết như vậy đối với một công ty Nhật Bản.

Hôm 10-7, Tòa án Tối cao Seoul đã lệnh cho Nippon Steel và Sumitomo Metal bồi thường cho 4 nguyên đơn người Hàn Quốc mỗi người 89.800USD. Nippon Steel và Mitsubishi cho biết sẽ kháng cáo. Tòa án Busan cho biết trong quyết định của mình rằng Mitsubishi đã buộc các nguyên đơn Hàn Quốc “làm việc cực nhọc trong điều kiện ngặt nghèo tại Hiroshima và chưa trả lương”, cũng như “không cung cấp nơi trú ẩn thích hợp hoặc thực phẩm cho họ sau khi một quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố” vào năm 1945. Cả 5 nguyên đơn hiện đã qua đời, gia đình đại diện cho họ tại tòa án.

Trụ sở Mitsubishi Heavy Industries ở Tokyo, Nhật Bản.

Trụ sở Mitsubishi Heavy Industries ở Tokyo, Nhật Bản.

Đây là 2 phán quyết đầu tiên ủng hộ những người lao động Hàn Quốc trong một cuộc chiến pháp lý kéo dài 16 năm qua ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Phán quyết mới nhất có thể thúc đẩy những vụ kiện tương tự từ các nạn nhân khác hoặc gia đình của họ.

Các nhà sử học cho biết ít nhất 1,2 triệu người Hàn Quốc từng bị buộc phải làm việc cho các nhà máy của Nhật Bản ở Nhật Bản, Trung Quốc và các nơi khác để phục vụ cho cuộc chiến tranh của Nhật Bản. Khoảng 300 công ty Nhật Bản vẫn còn hoạt động được cho là đã sử dụng lao động cưỡng bức trong thời kỳ thuộc địa 1910-1945, theo các quan chức ở thủ đô Hàn Quốc, Seoul.

Nguyên đơn Hàn Quốc đầu tiên khởi kiện ở Nhật Bản vào năm 1997, nhưng Tòa án Tối cao của Nhật Bản đã bác bỏ vụ kiện trong năm 2005, nói rằng hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1965 đã khép lại các vấn đề này. Các công ty liên quan trong các vụ kiện ở Hàn Quốc cũng giữ nguyên quan điểm đó.

“Chúng tôi hiểu rằng tất cả các tuyên bố như vậy giữa 2 nước, bao gồm việc bồi thường cho người lao động cưỡng bức, đã được giải quyết ổn thỏa theo các thỏa thuận chính thức của 2 nước” - một người phát ngôn của Mitsubishi nói sau khi có phán quyết của tòa án ở Busan. “Một phán quyết đi ngược lại những thỏa thuận này là phi pháp và thật sự đáng hối tiếc”.

Các thẩm phán địa phương ở Hàn Quốc từng vinh danh phán quyết của tòa án Nhật Bản theo hướng ủng hộ các công ty. Nhưng Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã lật ngược phán quyết của Nhật Bản trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào tháng 5-2012 và gửi hồ sơ trở lại các tòa án thấp hơn để xét xử, nói rằng quyết định của Nhật Bản đã đi ngược lại hiến pháp của Hàn Quốc và các chuẩn mực pháp lý quốc tế.

“Chúng ta có 2 phán quyết khác nhau về các trường hợp tương tự tại 2 quốc gia khác nhau” - Chang Wan-Ick, một luật sư và nhà vận động hàng đầu cho các nạn nhân Hàn Quốc, nói.

Nếu phán quyết chống lại Nippon Steel và Mitsubishi được Tòa án Tối cao ở Hàn Quốc thông qua và các công ty Nhật Bản từ chối bồi thường, các nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án tịch thu tài sản của các công ty ở Hàn Quốc.

Hôm 30-7, Luật sư đoàn Hàn Quốc kêu gọi các công ty Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản và chính phủ Hàn Quốc cố gắng tránh một cuộc đối đầu bằng cách thiết lập một quỹ bồi thường cho các nạn nhân và để thúc đẩy “hòa giải lịch sử”.

Các tin khác