Được thành lập vào năm 1984, Forever 21 có 815 cửa hàng tại 57 quốc gia. Tuần trước, nhà bán lẻ này cho biết họ sẽ ngừng giao dịch tại Nhật Bản và đóng cửa tất cả 14 cửa hàng ở đó vào cuối tháng 10. Công ty có kế hoạch rời khỏi hầu hết các địa điểm của mình ở châu Á và châu Âu, nhưng sẽ tiếp tục hoạt động ở Mexico và Mỹ Latinh.
Nhà bán lẻ liệt kê các tài sản và khoản nợ phải trả dao động đến 1-10 tỷ USD, theo hồ sơ tại tòa án phá sản của quận Delwar, Mỹ.
Forever 21 cho biết đã nhận được 275 triệu USD từ JPMorgan Chase và 75 triệu USD từ TPG Sixth Street Partners để hỗ trợ hoạt động trong thời gian xin bảo hộ phá sản. Khoản tiền hỗ trợ này giúp công ty duy trì hoạt động kinh doanh và tập trung vào phần cốt lõi có lợi nhuận trong hoạt động của mình.
Giới quan sát nhận định cũng giống như nhiều hãng bán lẻ thời trang khác, Forever 21 đầu tư quá nhiều vào hệ thống cửa hàng tốn kém trên toàn cầu và không kịp thích ứng với xu thế mua sắm online.
Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà bán lẻ ở Mỹ, bao gồm Sears và Toys R Us, đã nộp đơn xin phá sản khi nhiều khách hàng chuyển sang các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon.
Các tin, bài viết khác
Tại sao tiền đá cổ của người Micronesia xưa được xem là phiên bản Bitcoin 1.0?
Google sẽ không sử dụng các công cụ theo dõi mới sau khi loại bỏ cookie
Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube
Đảng Dân chủ kêu gọi ông Biden phục hồi chính sách Cuba thời Obama
Vương quốc Anh: Các công ty lớn phải đóng thuế nhiều hơn
Tỷ phú Nhật Bản mời 8 người cùng du hành Mặt trăng bằng SpaceX
Las Vegas Sands rời Las Vegas, rao bán 2 sòng bạc
Trái phiếu chính phủ nước ngoài của Trung Quốc tăng 2.000 tỷ nhân dân tệ
Microsoft cáo buộc tin tặc Trung Quốc đánh cắp email
Phá hang động thổ dân, Chủ tịch Rio Tinto phải từ chức