Edward Snowden - người hùng?

Đầu tuần trước, Edward Snowden (ảnh) được công chúng xem như một người hùng. Nhiều người ủng hộ Snowden vì anh đã tiết lộ những hành động xâm hại nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của Chính phủ Hoa Kỳ, cho rằng đó là hành động yêu nước.

Đầu tuần trước, Edward Snowden (ảnh) được công chúng xem như một người hùng. Nhiều người ủng hộ Snowden vì anh đã tiết lộ những hành động xâm hại nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của Chính phủ Hoa Kỳ, cho rằng đó là hành động yêu nước.

Snowden có thể vi phạm một số luật, nhưng anh được ủng hộ vì đặt quyền lợi của người dân lên trên hết. Snowden cũng khẳng định với báo giới rằng mình hành động vì tiếng gọi của lương tri, không chấp nhận việc chính phủ đang lừa dối người dân, đi ngược lại những gì họ hô hào.

Snowden nói không hành động vì tiền, vì nếu giao các tài liệu có được cho những thế lực đối đầu với Hoa Kỳ, anh đã có rất nhiều tiền. Hơn nữa, cuộc sống của anh hiện tại không thiếu tiền vì có công việc ổn định với mức lương 200.000USD/năm.

Tuy nhiên, cho đến cuối tuần trước, giới phân tích cho rằng động cơ của Snowden không trong sáng như lúc đầu người ta nghĩ. Những cáo buộc của anh đối với các hoạt động tình báo của Hoa Kỳ dường như ít chính xác, nhiều quan điểm cá nhân “ngây thơ”.

Thứ nhất, anh nói với tờ Washington Post và Guardian rằng Chính phủ Hoa Kỳ có thể tiếp cận trực tiếp các trung tâm dữ liệu của Google, Facebook và những công ty internet khổng lồ khác, để có thể “đọc được suy nghĩ của bạn khi bạn sờ đến bàn phím”. Tuyên bố này bị cho là không đúng sự thật. Cho đến nay, tất cả công ty internet bị Snowden nêu tên đều phủ nhận và Google đã chứng minh điều này.

Thứ 2, Snowden nói dù chỉ là nhân viên hợp đồng của ngành tình báo, anh vẫn có quyền nghe lén bất kỳ ai ở Hoa Kỳ từ bàn làm việc của mình. Một số cựu viên chức tình báo cấp cao đã phản bác, cho rằng Snowden quá cường điệu.

Thứ 3, nhiều hoạt động của NSA (Cục An ninh Hoa Kỳ) bị Snowden mô tả là phi pháp và xấu xa, nhưng với nhiều người Hoa Kỳ nó có thể chấp nhận được để đổi lại sự an toàn.

Cuối cùng, Snowden đã giao các tài liệu tiết lộ việc Hoa Kỳ nhiều lần tấn công tin tặc vào Trung Quốc. Có thể Snowden đúng khi tố cáo hành vi tin tặc và sự đạo đức giả của Chính phủ Hoa Kỳ, nhưng dường như anh đã không còn đặt quyền lợi người dân nước mình lên trên hết.

Việc Snowden xin tỵ nạn ở Hồng Công (Trung Quốc) và tố chính phủ nước mình tấn công tin tặc Trung Quốc được coi nhằm lấy lòng Bắc Kinh để họ không dẫn độ anh về nước.

Các tin khác