Cuộc chiến bãi phóng phi thuyền

Khi cho đội phi thuyền con thoi về hưu, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có kế hoạch giữ lại khu phức hợp phóng phi thuyền 39B và nhượng khu phóng 39A cho một nhà điều hành thương mại. Cuộc chiến giành 39A bắt đầu.

Khi cho đội phi thuyền con thoi về hưu, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có kế hoạch giữ lại khu phức hợp phóng phi thuyền 39B và nhượng khu phóng 39A cho một nhà điều hành thương mại. Cuộc chiến giành 39A bắt đầu.

Sau khi tàu con thoi được cho về hưu, khu phức hợp phóng phi thuyền 39A tại trung tâm không gian Kennedy, bang Florida trở nên thừa thãi đối với NASA. Để tiết kiệm chi phí dành cho những dự án khác, NASA quyết định giao quyền điều hành và bảo trì khu 39A cho công ty tư nhân vào tháng 10 sắp tới. Cuộc chiến giành khu 39A đang trở thành trận đấu giữa các tỷ phú.

Tuần qua, tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập trang Amazon.com và Công ty Hàng không vũ trụ Blue Origin đã công bố ý định mua lại khu 39A của NASA. Trong cuộc đấu thầu lịch sử lần này, Blue Origin phải cạnh tranh với đối thủ SpaceX của tỷ phú Elon Musk, người đã gây dựng cơ nghiệp từ cơn sốt dot-com. Cả Bezos và Musck đều nhắm tới miếng bánh ngon lành này, vì họ đều hiểu việc tự xây dựng cho mình một khu phức hợp phóng phi thuyền là công việc đầy thử thách và tốn kém.

Khu phức hợp phóng phi thuyền 39A và 39B của NASA tại Trung tâm không gian Kennedy ở bang Florida, Hoa Kỳ.

Khu phức hợp phóng phi thuyền 39A và 39B của NASA
tại Trung tâm không gian Kennedy ở bang Florida, Hoa Kỳ.

Tuy đã thành lập từ năm 2000 và có một nền tảng khoa học cùng sức mạnh tài chính đáng kể, công ty hàng không vũ trụ tư nhân Blue Origin vẫn còn là một ẩn số đối với giới truyền thông. Blue Origin âm thầm thực hiện giấc mơ hệ thống phóng phi thuyền dưới quỹ đạo để đưa du khách vào không gian, và hệ thống đưa phi thuyền vào quỹ đạo để chở các phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) cũng như những đích đến khác.

Trung tâm không gian Kennedy có vị trí đắc địa ở gần bờ biển, tầm nhìn thoáng đãng, thích hợp phóng phi thuyền vào quỹ đạo.

Qua những cuộc phỏng vấn hiếm hoi với giới truyền thông, người ta biết đến mục đích hoạt động của công ty là nhằm phổ thông hóa những chuyến du hành của con người vào không gian. Tôn chỉ của Blue Origin là tìm mọi giải pháp để giảm chi phí chuyến bay xuống tối thiểu, nhưng vẫn duy trì được mức độ an toàn tối đa. Blue Origin đã được biết tới với một số công trình chế tạo động cơ tên lửa và hệ thống tàu vũ trụ cho chuyến bay tầm thấp vào quỹ đạo.

Công ty cũng đã thực hiện 7 chuyến bay thử nghiệm với 6 lần thành công và 1 lần thất bại. Người ta đoán rằng đây là những bước đầu tiên đặt cơ sở cho dịch vụ du lịch vào không gian trong tương lai gần. Tuy nhiên, cho đến nay Blue Origin vẫn chưa thực sự áp dụng những công nghệ của mình trong bất cứ sứ mạng nào bao gồm đưa người hay thiết bị vào không gian.

Trong khi đó, SpaceX là một công ty hàng không vũ trụ có tuổi đời xấp xỉ Blue Origin nhưng đã thu được rất nhiều thành công, đã thực hiện tốt 3 chuyến bay không người lái lên ISS và thu được lợi nhuận. SpaceX cũng có quy mô nhân sự lớn hơn (3.000 nhân viên) so với Blue Origin (chỉ khoảng 250 người).

Nếu giành được quyền kiểm soát dàn phóng 39A, cả 2 công ty đều có kế hoạch khai thác nó thông qua những chuyến bay thương mại vào không gian. Blue Origin tuyên bố rằng sẽ mở rộng cửa chia sẻ cơ sở hạ tầng này cho các nhà cung cấp dịch vụ phóng tên lửa.

Khách hàng của Blue Origin có thể sẽ là United Launch Alliance (ULA). Tên lửa Atlas 5 của ULA dự kiến sẽ được 2 đối thủ khác của SpaceX là Boeing và Sierra Nevada Corp. dùng để đưa đội bay và hàng hóa lên trạm không gian.

Cái giá của gói thầu này vẫn nằm trong vòng bí mật, NASA vẫn chưa công bố thời gian biểu chính thức quyết định chọn công ty nào ngoại trừ tiết lộ ý định tới ngày 1-10 sẽ bàn giao khu 39A. Nếu SpaceX thắng thầu, dự đoán số tiền họ phải trả sẽ được cấn trừ một phần vì NASA đã có thỏa thuận trả SpaceX 1,6 tỷ USD cho 12 chuyến bay vận chuyển hàng hóa lên trạm không gian, và 440 triệu USD cho dự án tàu vũ trụ Dragon.

Tuy nhiên, nếu xét về tiềm năng tài chính, Blue Origin không có đối thủ, tài sản ròng của Bezos khoảng 25,2 tỷ USD, nhiều gấp gần chục lần tài sản 2,7 tỷ USD của Musk.

Các tin khác