Dự luật này được đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất. Nếu không tuân thủ, công ty kinh doanh mạng truyền thông xã hội sẽ phải nộp phạt lên tới 1,25 triệu EUR (tương đương 1,4 triệu USD).
Trước đó, Đức cũng đã thông Luật Quản lý mạng, yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải báo cáo 6 tháng/lần chi tiết số lượng những phàn nàn về các nội dung bất hợp pháp mà họ nhận được. Ngoài ra, những công ty trên cũng bị yêu cầu phải gỡ bỏ các loại tin giả và các phát ngôn tấn công, sỉ nhục khi bị báo cáo sai phạm, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt lên tới 60 triệu USD.
Dự luật này là một trong những nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong việc siết chặt các quy định đối với những nền tảng truyền thông xã hội lớn. Hồi tháng 6, trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã đồng ý bàn giao dữ liệu nhận dạng của người dùng Pháp bị nghi ngờ có phát ngôn thù hận cho các thẩm phán nước này. Đây được xem là thỏa thuận đầu tiên trên thế giới về chia sẻ dữ liệu cá nhân người dùng mạng xã hội theo diện trên.
Các biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng phát ngôn gây thù hận đang ngày càng trở nên phổ biến trên Facebook hay Twitter. Nhiều quốc gia cho rằng, cần sớm ngăn chặn vấn nạn này vì dù với hình thức nào, hậu quả sẽ khiến xã hội bất ổn và trở thành nguyên nhân khơi nguồn bạo lực trong cuộc sống.
Các tin, bài viết khác
Tủ đông gặp sự cố, hơn 1.000 liều vắcxin COVID-19 của Nhật Bản bị hỏng
Thị trường việc làm Mỹ sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2023
Cảnh báo nhiều hệ luỵ khi tham gia các hoạt động giao dịch tiền ảo
Tân Tổng Giám đốc WTO chính thức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên
Dùng robot “quét” sạch virus tại nhà ga
Chìa khóa quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu
Giảm rác thực phẩm vì phát triển bền vững
Kinh tế Mỹ hướng đến châu Á?
Làn sóng bán tháo TPCP toàn cầu
Indonesia: Thương mại điện tử giúp chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid