Chiêu thoát lỗ công ty Trung Quốc

China Cosco Holdings (CCH), công ty vận tải biển lớn nhất của Trung Quốc, vừa thoát năm thua lỗ thứ ba liên tiếp, tránh được nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc ở sàn chứng khoán Thượng Hải vào cuối tháng trước, nhưng việc thoát hiểm của CCH không có nghĩa thủy triều đã quay ngược đối với lĩnh vực công nghiệp nặng ở nước này.

China Cosco Holdings (CCH), công ty vận tải biển lớn nhất của Trung Quốc, vừa thoát năm thua lỗ thứ ba liên tiếp, tránh được nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc ở sàn chứng khoán Thượng Hải vào cuối tháng trước, nhưng việc thoát hiểm của CCH không có nghĩa thủy triều đã quay ngược đối với lĩnh vực công nghiệp nặng ở nước này.

CCH đã có được 235 triệu NDT (38 triệu USD) lợi nhuận trong năm 2013, sau khi thua lỗ tổng cộng hơn 20 tỷ NDT (3,24 tỷ USD) trong 2 năm 2011 và 2012. Sở dĩ có sự quay ngược này nhờ công ty đã bán được một loạt tài sản cho công ty mẹ.

“Họ không đạt được lợi nhuận bằng cách cải thiện hoạt động, nhưng bằng tổ chức lại và bán tài sản. Họ chỉ lừa dối chính mình” - Zhang Wenkui, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp của chính phủ, nhận xét. Các công ty Trung Quốc thuộc loại những công ty nặng nợ nhất ở châu Á, với tỷ lệ nợ trên vốn vào khoảng 85%, theo nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered. Hoạt động vay mượn của các công ty Trung Quốc tương đương 125% GDP.

Hôm 31-3, hãng đóng tàu Rongsheng Heavy Industries công bố thua lỗ 8,9 tỷ NDT (1,44 tỷ USD) và cho biết đã được 10 ngân hàng đồng ý cho hoãn trả nợ tổng cộng hơn 10 tỷ NDT (1,62 tỷ USD). “Tỷ lệ nợ cao cho thấy các công ty Trung Quốc là khu vực doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nhiều nhất ở châu Á, trong đó các công ty công nghiệp nặng nhà nước có mức nợ nặng nhất” - theo Stephen Green của Standard Chartered.

Trong bối cảnh tăng trưởng GDP Trung Quốc có khả năng thấp hơn 7,5% trong quý II, CCH và các công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng nổi lên như những thử thách của Bắc Kinh về khả năng cải tổ lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước cũng như hướng tới nền kinh tế ít phụ thuộc vào nợ và đầu tư.

Sự chuyển dịch đó dường như đang tiến triển tốt, với lợi nhuận của các công ty tiêu dùng đang vượt qua các nhóm ngành công nghiệp nặng lần đầu tiên kể từ năm 2003. Tuy nhiên, cách hoán đổi tài sản với công ty mẹ và các phương pháp “né” lỗ bằng thủ thuật kế toán của CCH cùng các công ty khác trong năm qua cho thấy khả năng chịu đau của Bắc Kinh là có giới hạn.

Một đánh giá 5 công ty vận tải và đóng tàu nhà nước Trung Quốc của Financial Times cho thấy có tới 25 tỷ NDT (4,05 tỷ USD) tài sản được hoán đổi giữa các công ty trong tập đoàn để thoát khỏi tình trạng báo cáo lỗ liên tục. Tình trạng tương tự cũng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp nặng khác tại Trung Quốc, từ nhôm cho đến thép.

Thí dụ, Aluminum Corp of China (ACC) bất ngờ báo cáo có lợi nhuận vào năm 2013 sau 2 năm thua lỗ nhờ việc nhận được hơn 8 tỷ NDT từ việc bán hoạt động chế tạo và quyền khai thác một mỏ quặng sắt ở Guinea cho công ty mẹ, cũng là một doanh nghiệp nhà nước. Như CCH, ACC đang phải vật lộn với suy thoái theo chu kỳ trong bối cảnh công ty cố gắng tiêu hóa các dự án lớn. Công ty có chi phí cơ bản cao hơn so với hầu hết đối thủ cạnh tranh. Theo các nhà phân tích, lợi nhuận của ngành thép ở Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp lịch sử.

Đối với các nhà đầu tư và phân tích, lo ngại về hoán đổi tài sản và các giao dịch kỹ thuật để né lỗ còn gia tăng bởi sự thiếu minh bạch bao quanh chúng. Những giao dịch như vậy có thể giúp các bên liên quan đạt được lợi nhuận một cách dễ dàng nhưng lại bất lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ.

Tháng 9-2013, Công ty Guangzhou Shipyard International niêm yết ở Hồng Công đã bán 2,24 tỷ NDT cổ phiếu mới cho 2 công ty thuộc các bên liên quan và Baosteel Resources, một đơn vị của một trong các công ty thép lớn nhất Trung Quốc. Động thái đó làm pha loãng 60% cổ phiếu đã phát hành của công ty và được dùng một phần để hỗ trợ việc mua lại một công ty đóng tàu từ công ty mẹ.

Các tin khác