Châu Âu mùa lobby

Liên minh châu Âu (EU) đã nổi lên như một siêu quyền lực quản lý có ảnh hưởng đến 28 quốc gia thành viên. Ngành kinh doanh lobby (vận động hành lang) tại Brussels cũng phát triển mạnh hơn.

Liên minh châu Âu (EU) đã nổi lên như một siêu quyền lực quản lý có ảnh hưởng đến 28 quốc gia thành viên. Ngành kinh doanh lobby (vận động hành lang) tại Brussels cũng phát triển mạnh hơn.

Các chính sách của EU trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp hoạt động xuyên biên giới. Theo đó, ngành kinh doanh lobby tại Brussels mà nổi trội là Covington và khoảng một tá công ty luật quốc tế lớn khác đã phát triển mạnh hơn và cạnh tranh hơn, ngang tầm với các đồng nghiệp ở Washington. Họ đã nhập khẩu cách thức hoạt động ở Hoa Kỳ vào châu Âu, nơi ít trở ngại hơn.

Hệ thống chính trường ở nhiều nước châu Âu tuy cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt đóng góp của các công ty vào chiến dịch bầu cử, nhưng các công ty luật vẫn có thể luồn lách để giành được kết quả tốt cho khách hàng, trong đó bao gồm các công ty hóa chất và năng lượng, các hãng dược, các công ty tại thung lũng Silicon, các doanh nghiệp Phố Wall và cả các nhà thầu quân sự.

Các công ty lobby đang khai thác những kẽ hở luật pháp tại Brussels, trong đó có kẽ hở cho phép một số cựu quan chức chính phủ sau khi nghỉ việc có thể tận dụng các mối quan hệ sẵn có của họ. Các công ty Hoa Kỳ đưa ra thù lao “khủng” để tăng cường chiêu mộ các chính trị gia châu Âu - bao gồm cả các quan chức hàng đầu của Ủy ban, Nghị viện và Hội đồng châu Âu - 3 trụ cột của EU.

Đảng CDU của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang dính vào vụ lùm xùm lobby của các hãng xe hơi Đức.

Đảng CDU của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang dính vào
vụ lùm xùm lobby của các hãng xe hơi Đức.

Các công ty luật dùng lý do bảo mật thông tin khách hàng-luật sư để tránh né những nỗ lực mang lại sự minh bạch hơn trong ngành nghề vận động hành lang tại Brussels. Thí dụ, Công ty Covington từ chối cho biết khách hàng hoặc đối tượng họ đang vận động, những nghĩa vụ mà lẽ ra phải làm nếu ở Hoa Kỳ.

Công ty cũng có thể giữ bí mật các buổi hội họp với khách hàng và giới chức quản lý tại văn phòng của mình, trong khi ở Hoa Kỳ, hầu hết các quan chức sẽ bị cấm tham dự hoặc ít nhất phải công bố rõ ràng. Các nhà phê bình, bao gồm một số quan chức châu Âu và những công ty lobby, đã cáo buộc các công ty luật như Covington hoạt động trong bóng tối. Bà Isabelle Durant, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu, bày tỏ mối quan tâm: “Tôi không chống đối lobby nhưng tôi chống lobby mờ ám. Chúng ta phải biết ai làm việc cho ai và được trả bao nhiêu tiền”.

Gần đây, một sự kiện đang gây ra nhiều lời xầm xì là khoản đóng góp lớn của nhà Quandt/Klatten cho đảng của thủ tướng Đức Angela Merkel. Chỉ vài tuần sau cuộc bầu cử Đức, đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của người phụ nữ quyền lực nhất thế giới Merkel đã nhận được khoản đóng góp lên tới 690.000EUR từ gia đình Quandt/Klatten hiện đang sở hữu gần 1/2 cổ phần hãng xe sang BMW.

Gia đình này từ lâu đã nằm trong số các mạnh thường quân hàng đầu của CDU. Lần này, khoản đóng góp của họ được chuyển cho CDU trùng hợp với quyết định của chính quyền Berlin mạnh mẽ can thiệp để ngăn chặn việc áp dụng những biện pháp nghiêm khắc kiềm chế khí thải carbon đối với các nhà sản xuất xe hơi châu Âu, mà xe của các công ty Đức như Daimler, BMW, Volkswagen đứng đầu về khối lượng khí thải carbon trên mỗi km vận hành.

Sức mạnh lobby từ Đức đưa tới kết quả ngày 14-10, các bộ trưởng của 28 quốc gia thành viên đồng ý xem lại thỏa thuận đã được EU thông qua hồi tháng 6, trong đó đặt mức trần khí thải carbon đối với tất cả xe hơi mới là 95g/km từ năm 2020.

Đức muốn lùi thời điểm áp dụng từ 2024 hoặc trễ hơn, mà theo tổ chức môi trường Deutsche Umwelthilfe, việc này sẽ làm tăng thêm 310 triệu tấn khí thải carbon. Nhóm chống vận động hành lang LobbyControl (Đức) và một số chính trị gia đối lập đã lên tiếng chỉ trích sự việc CDU nhận tiền từ nhà Quandt/Klatten. 

Các tin khác