Bức tường chocolate

Từ Baltic tới Biển Đen, một “bức tường chocolate” hình thành, chia cắt lục địa châu Âu.

Từ Baltic tới Biển Đen, một “bức tường chocolate” hình thành, chia cắt lục địa châu Âu.

Từ tháng 7, cơ quan quản lý Nga đã cấm tất cả các loại chocolate, bánh ngọt, bánh quy và kẹo nhập khẩu từ công ty bánh kẹo lớn nhất Ukraine Roshen với lý do quan ngại vấn đề sức khỏe. “Ở trong tình huống này thật không dễ chịu chút nào” - Chủ tịch Roshen Viacheslav Moskalevskyi cho biết.

Roshen đang cùng chung số phận với nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia nằm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga khi mỗi bên đều cố gắng lôi kéo các nước đứng giữa vào những thỏa thuận thương mại độc quyền. EU muốn Ukraine và Moldova ký vào Hiệp định Hiệp hội trong khi Nga muốn các quốc gia này gia nhập Liên minh Hải quan.

Tới hội nghị thượng đỉnh tại Lithuania vào cuối tháng 11, Ukraine và Moldova sẽ phải quyết định có ký kết với EU hay không. Và Nga sẵn sàng chơi rắn để đảm bảo điều đó không xảy ra. Nga đã cấm rượu từ Moldova.

Sự phân chia ranh giới kinh tế ở châu Âu đang rõ rệt hơn. “Bức màn sắt” thời chiến tranh lạnh bây giờ đang biến thành “bức màn sữa” hay “bức tường chocolate”, trở thành một mối nguy hiểm cho các doanh nghiệp, như trường hợp của Roshen.

Lithuania đã gia nhập EU và ủng hộ mạnh mẽ việc kết nạp thêm các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ. Mùa thu này, sau khi Nga cấm nhập khẩu sữa từ Lithuania như một phần của cuộc chiến giành ảnh hưởng kinh tế, yogurt (sữa chua) và kefir (một loại rượu) đã dồn ứ tại các trạm kiểm soát.

Khi chính quyền Lithuania dọa khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cựu Giám đốc Thanh tra vệ sinh của Nga Gennady Onischenko nói thẳng cho dù điều đó xảy ra, những lệnh cấm vẫn sẽ được duy trì “trong một thời gian rất dài”. Các thành viên của Nghị viện châu Âu đã bày tỏ tình đoàn kết với Lithuania bằng cách ăn tráng miệng phô mai ngọt của Lithuania trước ống kính nhiếp ảnh gia.

Dây chuyền sản xuất hạt dẻ bọc chocolate của Roshen ở Ukraine.

Dây chuyền sản xuất hạt dẻ bọc chocolate của Roshen ở Ukraine.

Lệnh cấm chocolate Roshen được ngầm hiểu là sự trừng phạt vì người chủ Công ty Petro Poroshenko ủng hộ Ukraine “về phe” EU chứ không phải là Liên minh Hải quan. Trong năm 2012, doanh số Roshen đã tăng từ 1 tỷ USD lên 1,2 tỷ USD.

Công ty xuất khẩu 320 loại bánh kẹo sang 30 quốc gia nhưng chủ yếu thiên về khẩu vị của cư dân Liên Xô. Trước lệnh cấm, mỗi tháng Roshen xuất sang Nga 8.000 tấn bánh kẹo. Roshen gần đây đã đầu tư vào một dây chuyền lắp ráp hạt dẻ nghiền và kẹo chocolate đen vốn được thị trường Nga ưa chuộng. Kể từ khi có lệnh cấm, dây chuyền chỉ hoạt động cầm chừng, sản lượng giảm sút.

Trong lúc đó, thị trường đồ ngọt EU đã bão hòa, mức thuế cao của EU, khẩu vị khác biệt khiến việc chuyển mục tiêu xuất khẩu sang EU chẳng dễ dàng gì. Chịu sức ép cả 2 đầu Nga và EU là tình cảnh chung của các doanh nghiệp Ukraine. Moody’s đã hạ xếp hạng nợ của Ukraine hồi tháng trước, một phần vì lo ngại nước này sẽ không được Nga ưu đãi giảm giá khí đốt khi cuộc chiến thương mại này vẫn tiếp diễn.

Liên minh Hải quan là một dự án tâm đắc của Tổng thống Vladimir Putin, hiện gồm các thành viên Nga, Belarus và Kazakhstan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2012 GDP EU là 16.600 tỷ USD, trong lúc của các quốc gia Liên minh Hải quan là 2.300 tỷ USD, nếu cộng cả Ukraine 176 tỷ USD vẫn kém xa EU. Tuy nhiên, 46 triệu người tiêu dùng của Ukraine sẽ giúp Liên minh Hải quan có tổng dân số khoảng 215 triệu người, thu hẹp khoảng cách với dân số EU 501 triệu người.

“Tổng thống Putin và nhóm của ông đang gây sức ép lên Ukrainae vì Á-Âu hội nhập không thể xảy ra mà vắng mặt Ukraina” - nhà phân tích chính trị tại Kiev Mikhail Pogrebinsky nhận xét. Các quan chức Nga nói đơn giản là Nga muốn cho các chủ doanh nghiệp trong khu vực hiểu ra thiệt hại như thế nào nếu các quan chức của đất nước họ lựa chọn đứng ngoài nhóm thương mại được Nga hậu thuẫn. 

Các tin khác