Ai bay cao hơn?

Như thường lệ, triển lãm hàng không ở Paris (Pháp) là “sân chơi” của 2 đại gia Airbus và Boeing. Nhưng năm nay, có những dấu hiệu cho thấy các “tay chơi” đến từ Nga và Trung Quốc đang muốn vượt mặt 2 đại gia này.

Như thường lệ, triển lãm hàng không ở Paris (Pháp) là “sân chơi” của 2 đại gia Airbus và Boeing. Nhưng năm nay, có những dấu hiệu cho thấy các “tay chơi” đến từ Nga và Trung Quốc đang muốn vượt mặt 2 đại gia này.

Thị trường hàng không thế giới ước tính trị giá đến 20.000 tỷ USD trong 20 năm tới. Vì vậy, sẽ còn rất nhiều room cho các tay chơi mới tham gia. Các hãng chế tạo hàng không như Embraer và Mitsubishi đều có những kế hoạch phát triển những dòng máy bay lớn để cạnh tranh với Hoa Kỳ và châu Âu. Guy Hachey, Chủ tịch Hoạt động hàng không của Bombardier (Canada), cho biết sẽ không “vung tay quá trán” khi nói đến chuyện cạnh tranh với Boeing và Airbus hiện nay. Bombardier là hãng hàng không được biết đến nhiều với dòng máy bay C-Series.

Tuy nhiên, tại triển lãm năm nay, Bombardier và Commercial Aircraft Corporation of China (Comac-Trung Quốc) công bố những kế hoạch mở rộng hợp tác. Thỏa thuận liên quan đến việc chia sẻ những ưu điểm của dòng máy bay C-Series và C919 của Comac.

Việc hợp tác hướng đến các lĩnh vực như cung ứng, dịch vụ khách hàng và một số vấn đề kỹ thuật. Theo Hachey, điều đó có nghĩa Bombardier sẽ có quan hệ hợp tác mạnh hơn tại một thị trường hàng không lớn nhất thế giới trong vòng vài thập niên tới.

Comac hy vọng C919 sẽ là lựa chọn của các hãng hàng không Trung Quốc trong tương lai.

Comac hy vọng C919 sẽ là lựa chọn của các hãng hàng không Trung Quốc trong tương lai.

Đổi lại, Comac thu hút được trợ giúp của các chuyên gia phương Tây để hoàn thành giấc mộng máy bay dân sự của Trung Quốc. Boeing ước tính Trung Quốc sẽ có khoảng 2.200 chiếc máy bay dân sự vào năm 2020, chủ yếu là máy bay một lối đi.

Comac chứng kiến đơn đặt hàng máy bay C919 ngày càng tăng từ các hãng hàng không trong nước. Với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, những đơn đặt hàng này đủ để làm lớn mạnh ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc. C919 dự kiến sẽ được tung ra vào năm tới, và bắt đầu giao hàng vào năm 2016. Nhưng kế hoạch đã bị trì hoãn và có thể thời gian phải lùi lại.

Trong khi đó, khoảng 50 công ty Nga tham dự triển lãm lần này, hầu hết là chi nhánh của United Aircraft Corporation, một công ty quốc gia được thành lập năm 2006 để thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy bay trong nước. Hiện điện Kremlin đã chi khoảng 40 tỷ USD cho các chương trình phát triển máy bay dân sự trong 2 thập niên tới. Chiếc MC-21 của Irkut được phát triển với chi phí 5 tỷ USD, là niềm hy vọng của Nga đối với máy bay dân sự. Cho đến nay MC-21 vẫn bị nhiều chuyên gia nghi ngờ.

Nhưng Kirill Budaev, Phó Chủ tịch Irkut, quả quyết việc bay thử sẽ được tiến hành năm 2015 và sẽ có giấy phép thương mại năm 2017, đến năm 2020 sẽ bắt đầu giao hàng. Ông cũng không giấu diếm tham vọng đuổi kịp Boeing và Airbus trong vài thập niên tới: “Chúng tôi có thể đuổi kịp Boeing và Airbus. Chúng tôi sẽ ở vị trí thứ 3, thứ 2 hoặc thứ nhất”. Ông Budaev cho biết Nga đang xây dựng những chính sách thuế để khuyến khích ngành công nghiệp hàng không trong nước. Chương trình miễn giảm thuế cho phép các hãng hàng không trong nước có thể mua máy bay nước ngoài rẻ hơn đang bị loại bỏ.

Giới phân tích cho rằng đó là những tuyên bố và tham vọng táo bạo. Nhưng lịch sử đã chứng minh các nhà vô địch thị trường có thể bị hạ bệ bởi các nhà sản xuất nhỏ hơn, vấn đề cần là thời gian. Rob Morris, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn hàng không Ascend, tin tưởng vào khả năng phát triển của Irkut và Comac trong thị trường nội địa và các nước lân cận.

Nhưng Richard Aboulafia, nhà phân tích của Teal Group, cho rằng dòng C-Series của Bombardier dù có nhiều cơ hội, nhưng vẫn còn quá xa: “Airbus có khoảng 3.000 đơn đặt hàng cho các máy bay thế hệ kế tiếp, trong khi đơn đặt hàng của C-Series chỉ khoảng 177 chiếc, chưa đủ để có sự đột phá”.

Các tin khác