Xu hướng ngân hàng số

(ĐTTCO)-Số hóa các hoạt động ngân hàng (NH) đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước và trở thành cuộc cách mạng khi công nghệ tài chính (fintech) phát triển mạnh. Theo xu hướng đó, các NH tại Việt Nam cũng bắt đầu phát triển mảng NH số. 
TPBank là một trong số ít NH áp dụng NH tự động, tức các điểm giao dịch không cần người - là một trong những hình thức NH số.
TPBank là một trong số ít NH áp dụng NH tự động, tức các điểm giao dịch không cần người - là một trong những hình thức NH số.
Tuy nhiên, trao đổi với ĐTTC, TS. TRẦN HÙNG SƠN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ NH, Đại học Quốc gia TPHCM, đại diện nhóm tác giả cuốn sách “NH số: Từ đổi mới đến cách mạng”, cho rằng đa phần nhà băng phát triển NH số theo phương thức tối ưu hóa mảng kinh doanh hiện tại, chỉ một số rất ít định hướng chuyển hóa thành NH số.
PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, qua nghiên cứu ông nhận định như thế nào về sự phát triển của NH số của Việt Nam?
TS. TRẦN HÙNG SƠN: - Mô hình NH trực tuyến (online banking) đầu tiên xuất hiện vào năm 1983 tại Mỹ, sau đó tại Pháp, Anh với giao diện đơn giản, cung cấp những dịch vụ NH cơ bản nhất, như chuyển tiền, truy vấn tài khoản và thanh toán hóa đơn điện nước. Giai đoạn 1980-2000, các công ty thương mại điện tử như Amazon và Ebay ra đời, cũng thúc đẩy hoạt động thanh toán trực tuyến phát triển. Tuy nhiên, NH trực tuyến chỉ bùng nổ khi internet trở nên phổ biến. 
Đến giai đoạn 2000-2017, mô hình NH di động (mobile banking) ra đời nhờ sự phát triển của công nghệ internet không dây và điện thoại di động. Mô hình này giúp các NH cắt giảm chi phí giao dịch và trở nên phổ biến đối với giới trẻ. Cũng trong giai đoạn này, mô hình NH số phổ biến là kết hợp với số hóa giao diện tương tác khách hàng, nhưng vẫn vận hành trên hệ thống xử lý truyền thống do các hạn chế về hạ tầng, quản lý dữ liệu và rủi ro.
Có thể kể đến các NH tiêu biểu cho mô hình này như Simple Bank (Mỹ) thành lập năm 2009, được thiết kế với mục đích tối ưu hóa chi phí và quản lý tài khoản, nhưng vẫn hoạt động trên nền tảng cũ của NH Bancorp, hoặc các NH như Fidor (Đức), Atom (Anh), LHV (Estonia) và DBS (Singapore).
Fintech phát triển mạnh vào cuối những năm 2010, đã làm xuất hiện mô hình mới như NH mở (open banking), NH trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain banking), cho phép bên thứ ba tiếp cận thông tin khách hàng của các NH thành viên theo thời gian thực, qua đó khách hàng có thể quản lý nhiều sản phẩm dịch vụ từ các NH khác nhau trên một ứng dụng.
Tại Việt Nam, NH số hiện có 2 dạng: NH số thuần túy (không cần chi nhánh hay cơ sở hạ tầng, tất cả giao dịch đều trực tuyến) và bắt đầu sử dụng công nghệ vào trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, lượng NH số thuần túy khá hiếm hoi, đa phần phát triển NH số theo phương thức tối ưu hóa mảng kinh doanh hiện tại.
Gần đây, một số NH tuyên bố sẽ chuyển hóa thành NH số, nhưng tiến trình như thế nào cần phải theo dõi. Bởi mô hình NH số hoàn chỉnh chỉ có một trụ sở, thường là phòng kỹ thuật, còn lại tất cả thao tác, giao dịch đều thực hiện trên nền tảng công nghệ. Trong khi đó, các NH Việt Nam chỉ mới phổ biến xu hướng 20-30% công việc được số hóa, còn lại vẫn là NH truyền thống.
- Như ông phân tích, có vẻ các NH tại Việt Nam đang đầu tư NH số theo phong trào, theo kiểu NH này định hướng phát triển NH số, NH khác cũng tuyên bố đầu tư NH số?
 Các nhà băng cần ngồi lại với nhau để bàn bạc, đưa ra kế hoạch phát triển đồng bộ NH số. NHNN có thể cho NH vay với lãi suất thấp để triển khai. Hoặc những NH lớn đã chuyển đổi NH số thành công sẽ giúp các NH còn lại chuyển đổi số. 
- Thông thường, những đơn vị hoạt động cùng một ngành luôn nhìn nhau về hoạt động. Khi nhà băng khác cải tiến phát triển sản phẩm tăng trải nghiệm cho người dùng, mình không triển khai không được. Trước đây, tôi thường trực tiếp ra NH giao dịch, nhưng bây giờ chỉ dùng ứng dụng mobile banking để gửi hoặc chuyển tiền khi các NH phát triển nâng cấp ứng dụng để tăng tiện ích cho người dùng. Đó là xu hướng phải phát triển.
Nhưng theo quan sát của tôi, các NH lớn nghiêm túc và quyết tâm đẩy mạnh lĩnh vực này hơn, vì họ có ngân sách để chi cho phần đó, còn các NH nhỏ vẫn chưa đầu tư nhiều.
Bởi lẽ, để đầu tư cho NH số phụ thuộc rất nhiều yếu tố, như tính toán quy mô phát triển cỡ nào, nguồn vốn đó có được nhà đầu tư thông qua hay không (vì đầu tư cho mảng này cũng không tránh khỏi rủi ro), chưa kể đến việc phải cân bằng ngân sách với hoạt động hiện tại (chi phí hoạt động, chi phí nhân viên…), các NH nhỏ cần phải tính toán kỹ.
- Có ý kiến cho rằng các công ty fintech vừa là cơ hội vừa là áp lực đối với mảng NH số của các NH, quan điểm của ông như thế nào?
- Tôi không thấy áp lực của fintech lên NH số. Vấn đề quan trọng hơn là nhìn nhận của các NH đối với fintech. Nếu NH xác định fintech không phải là áp lực, 2 bên sẽ có cơ hội cùng tiến, vì thật sự chúng ta không dự đoán được fintech sẽ phát triển đến mức nào.
Fintech rất quan trọng khi cung cấp nền tảng tài chính giúp thực hiện nhiều giao dịch mua bán NH chưa làm được. Vì thế, các hệ thống luật và cơ quan đầu ngành cần nhìn nhận lại để tạo điều kiện cho các công ty fintech phát triển. 
Về ảnh hưởng của fintech đến hệ thống tài chính tại Việt Nam, hiện có đến 90-95% dựa vào các NHTM, kênh fintech muốn ảnh hưởng đến NH cũng phải mất khoảng 20 năm nữa. Dù vậy, trước nay chính sách ưu ái cho các NH quá lớn, fintech xuất hiện là cơ hội để NH nhìn nhận về hoạt động của mình, nhìn nhận lại NH đang đứng ở đâu, từ đó định hướng song hành với fintech, dựa vào fintech hay thâu tóm fintech.
Hiện ở Việt Nam, theo thống kê của nhóm nghiên cứu VNUHCM - IBT, hầu hết NHTM đều có sự liên kết với các công ty fintech. Trong đó đứng đầu là Vietcombank liên kết với 30 công ty, Vietinbank, MB liên kết 26 công ty, VIB, Sacombank, VPBank liên kết 25 công ty.
- Với việc mỗi NH phát triển NH số mỗi hướng như hiện nay, theo ông có cần sự hỗ trợ liên kết để người dân được sử dụng tiện ích một cách đồng bộ hơn?
- Tôi ủng hộ sự cạnh tranh đầu tư và phát triển mạnh mảng NH số giữa các NH. Nhưng đầu tư hạ tầng là một chuyện, còn việc người dùng có chấp nhận sử dụng hay không là chuyện khác. Vì vậy, bên cạnh đầu tư cần có các chương trình giáo dục về tài chính toàn diện, phổ cập về sử dụng mobile banking, online banking mới giúp NH số phổ biến hơn. 
Còn muốn đồng bộ phát triển phụ thuộc vào cơ quan quản lý. Giả sử cơ quan quản lý có chủ trương phát triển NH số, các NH ngồi lại với nhau nhìn nhận tương lai có thể phát triển đồng loạt, NHNN có thể cho NH vay với lãi suất thấp để triển khai.
Hoặc những NH lớn đã chuyển đổi NH số thành công sẽ giúp các NH còn lại chuyển đổi số. Tuy nhiên, như tôi đã nói, điều đó phụ thuộc vào nhìn nhận của cơ quan quản lý về sự cần thiết của mô hình này.
- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác