Các nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2017 là Ấn Độ (69 tỷ USD), Trung Quốc (64 tỷ USD) và Philippines (31 tỷ USD). Theo báo cáo này, trong năm 2017, 266 triệu lao động nước ngoài đã gửi về các nước đang phát triển số tiền kỷ lục 466 tỷ USD.
Còn lượng kiều hối toàn cầu, tính cả các nước thu nhập cao là 613 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2016. Năm 2018, WB dự báo lượng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ lên tới 485 tỷ USD, còn tính chung toàn cầu là 642 tỷ USD.
Với lượng kiều hối chuyển về Việt Nam khá lớn trong năm 2017, nhiều dự báo cho rằng áp lực với kiều hối năm nay khá lớn do chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục được đẩy mạnh, cộng thêm với giá USD có xu hướng tăng thêm với tín hiệu nâng lãi suất USD từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)… sẽ hạn chế dòng kiều hối chuyển về Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam vẫn giữ ở mức 0% (đã được áp dụng từ cuối năm 2015 cho đến nay) nên cũng hạn chế dòng tiền này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lượng kiều hối chuyển về TPHCM trong 3 tháng đầu năm vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2017. Theo NHNN chi nhánh TPHCM, tính đến hết tháng 3-2918, lượng kiều hối chuyển về TPHCM đạt 1,12 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Các tin, bài viết khác
Hơn 3 triệu tỷ đồng lãi suất thấp để ứng phó dịch Covid-19
Chặn tiền đánh bạc, forex, tiền ảo...
Cách nào ngăn chặn các sàn forex, chứng khoán, tiền ảo?
InsurTech là cơ hội cho sự phát triển của ngành bảo hiểm
Thị trường tài chính đang nghiêng về tiền mã hóa
Lý thuyết tiền tệ hiện đại - Thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu
Làn sóng tiền điện tử quốc gia
Cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ DN khó khăn phục hồi
Các TCTD dự báo tín dụng năm 2021 tăng 14,7%
Nhiều nhà băng tự tin kế hoạch lợi nhuận