Vay từ nguồn dự trữ ngoại hối: Cần xem xét thận trọng

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ quốc gia. Đây là thông tin gây khá nhiều bất ngờ, bởi trong báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế vẫn đang khả quan (tăng trưởng GDP quý I là 6,03% - cao nhất trong vòng 5 năm qua). Trao đổi với ĐTTC, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhận xét:

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ quốc gia. Đây là thông tin gây khá nhiều bất ngờ, bởi trong báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế vẫn đang khả quan (tăng trưởng GDP quý I là 6,03% - cao nhất trong vòng 5 năm qua). Trao đổi với ĐTTC, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhận xét:

 

Trong bối cảnh thu ngân sách, huy động vốn gặp nhiều khó khăn, những kế hoạch đầu tư đã được lập ra trước đó nhưng chưa có vốn để giải ngân, việc tính toán vay từ nguồn dự trữ ngoại hối cũng là một cách để xử lý những khó khăn mang tính chất tạm thời.

Thời gian tôi làm Thống đốc NHNN, nước ta cũng đã từng phải vay từ quỹ dự trữ ngoại hối để giải quyết khó khăn. Việc này trên thế giới cũng đã có nhiều nước làm. Khi đó vào khoảng năm 1994-1995, cán cân thanh toán trong nước bị mất cân đối, xuất khẩu ít trong khi nhập khẩu lại nhiều. Chính vì vậy, Chính phủ cũng phải vay từ quỹ dự trữ ngoại hối khoảng 10-15% để xử lý những vấn đề phát sinh đó.

PHÓNG VIÊN: - Ông có thể cho biết quan điểm của mình về việc vay theo nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 4-2015?

Ông CAO SỸ KIÊM: - Nếu có khó khăn cấp bách, tôi nghĩ việc vay từ quỹ dự trữ ngoại hối cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra quan trọng đối với việc vay này là phải đảm bảo mục đích sử dụng và đúng kế hoạch hoàn trả.

Để phù hợp với các chính sách tiền tệ của NHNN, việc vay chỉ được thực hiện trong năm kế hoạch. Khi muốn vay, bên vay phải trình bày rõ đối tượng sử dụng là gì, khả năng sinh lời ra sao và phải trả trong năm kế hoạch đó, chẳng hạn như tháng 6 năm nay vay thì tháng 6 năm sau trả. Nếu những điều đó đảm bảo, việc vay là hoàn toàn có thể được.

- Vậy nếu vay dài hạn tác động sẽ ra sao và nếu vay trong vòng 1 năm làm sao đánh giá được hiệu quả ngay, thưa ông?

- Việc cho vay này không thể giải quyết trong dài hạn, chỉ được vay đúng năm kế hoạch. Nếu anh vượt ra khỏi điều đó sẽ phá vỡ chính sách tiền tệ ngay. Cần nhắc lại rằng việc cho vay này không phải để làm dự án mà chỉ là vay lúc đang thiếu vốn, chưa đủ tiền để chi ngay một lúc cho kế hoạch đầu tư, trong khi công trình, dự án đó đã được đề ra từ trước đó.

Kế hoạch dự kiến vay từ quỹ dự trữ ngoại hối cho thấy ngân sách đang gặp những khó khăn nhất định trong việc chi cho các khoản đầu tư, chương trình mục tiêu đã đề ra. Thực tế này cũng phản ánh nền kinh tế đang phát triển không ổn định, thiếu vững chắc, bởi nếu kinh tế phát triển tốt việc vay nợ ít xảy ra. Và điều này chỉ xảy ra trên thực tế khi thu không đủ bù chi, bội chi lớn, nợ xây dựng cơ bản tồn đọng...

- Tại sao thời điểm này Chính phủ lại muốn vay từ quỹ dự trữ ngoại hối trong khi kinh tế đang được nhìn nhận tăng trưởng tốt, thu ngân sách đạt khá? Liệu đây có phải do việc huy động trái phiếu đang gặp nhiều khó khăn, thưa ông?

- Cũng có thể nguyên nhân lớn bắt nguồn từ việc gặp khó khăn trong huy động trái phiếu chính phủ dẫn đến kế hoạch chi bị ảnh hưởng. Bởi năm nay, chúng ta có kế hoạch phát hành trái phiếu lớn. Vì lẽ đó, kế hoạch vay từ quỹ dự trữ ngoại hối, theo tôi cũng không phải là điều gì lạ.

Thực tế điều hành những năm qua chúng ta cũng đều thấy, giữa dự toán và thực hiện có những độ vênh nhất định vì các diễn biến bất thường, không lường được hết. Chẳng hạn như hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh khiến ngân sách phải hỗ trợ, trong khi ngân sách lại chưa thể có nguồn thu hay giá dầu sụt giảm...

Thực tế những năm trước, nền kinh tế được nhìn nhận khó khăn hơn (tăng trưởng thấp hơn, thu ngân sách khó hơn) nhưng việc vay này không xảy ra. Bên cạnh lý do có thể xảy ra nêu trên, cũng có thể 2015 là năm kết thúc kế hoạch 5 năm nên Chính phủ muốn thúc đẩy việc đạt các chỉ tiêu kinh tế để bức tranh kinh tế sáng sủa, trước khi bước vào giai đoạn mới của kế hoạch phát triển.

Tuy nhiên, dù vay ngắn hạn, việc vay ngoại tệ này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Do đó, cơ quan tài chính, tiền tệ phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện. Theo đó, các NHTM phải có đủ độ an toàn mới cho vay, số dư phải đủ để xử lý những vấn đề phát sinh, không thể cho vay quá nhiều. Bởi nếu tỷ giá tăng lên trong khi không có đủ dự trữ ngoại tệ để xử lý sẽ rất căng. Và như tôi nêu trên, việc giải ngân sẽ chỉ được thực hiện đúng kế hoạch đề ra và phải thực sự hiệu quả.

Cụ thể, kế hoạch này vẫn chỉ là dự tính. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết việc vay ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối đang được giao cho các cơ quan liên quan tính toán, nghiên cứu và để các cơ quan kế hoạch, tiền tệ, tài chính trình về vấn đề này trước khi Chính phủ quyết định.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác