Gấp rút giải quyết bài toán lãi suất

“Tái cấu trúc nền kinh tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán sẽ giúp tạo được vốn và hỗ trợ tạo thanh khoản nền kinh tế. Nhưng muốn xử lý được cái gốc của thanh khoản nền kinh tế phải giải quyết được bài toán thanh khoản của các NHTM và phải kéo giảm được lãi suất…” - PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN, Đại học Knh tế TPHCM, đã khẳng định như vậy. Ông Ngân phân tích:

“Tái cấu trúc nền kinh tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán sẽ giúp tạo được vốn và hỗ trợ tạo thanh khoản nền kinh tế. Nhưng muốn xử lý được cái gốc của thanh khoản nền kinh tế phải giải quyết được bài toán thanh khoản của các NHTM và phải kéo giảm được lãi suất…” - PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN, Đại học Knh tế TPHCM, đã khẳng định như vậy. Ông Ngân phân tích:

Số liệu kinh tế tháng 1-2012 cho thấy các chỉ số quan trọng của nền kinh tế đã giảm sâu so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 12,9% so với tháng trước, giảm 2,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu giảm so với tháng trước 28,5%, giảm so với cùng kỳ 1,1%; nhập khẩu giảm 29,5% so với tháng trước và giảm 33,5% so với cùng kỳ; vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm, trong khi đó chỉ số hàng tồn kho tiếp tục tăng…

Điều này cảnh báo tình hình kinh tế nước ta đang đi vào giai đoạn đình trệ, nếu không có giải pháp tháo gỡ quyết liệt nền kinh tế sẽ đi vào suy thoái. Đây là con đường mà các nước như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng đã từng gặp phải trong năm 2007-2008. Bởi lẽ, IIP giảm so với tháng trước là dấu hiệu nền kinh tế bắt đầu đi xuống.

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp là chủ lực của nền kinh tế, lại giảm so với cùng kỳ, đó là vấn đề cần báo động. Nếu tình trạng này kéo dài càng có tác động tiêu cực, làm lực lượng lao động giảm, sức mua giảm và khả năng thanh khoản của nền kinh tế cũng từ đó giảm theo.

PHÓNG VIÊN: - Theo ông, nguyên nhân của sự suy giảm và thiếu thanh khoản nền kinh tế là gì?

Các NHTM lách trần lãi suất, đua nhau huy động vốn hòng cải thiện thanh khoản, đã đẩy lãi suất trên thị trường luôn ở mức cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất đình trệ, do người dân, doanh nghiệp không dám vay vốn. Và nếu lãi suất không được kéo xuống ở mức phù hợp, vốn đầu tư sẽ giảm vì người dân sẽ thích gửi tiền ngân hàng hơn. Hệ quả của việc tiền gửi đổ vào ngân hàng, chỉ giúp ngân hàng giải quyết thanh khoản, chứ không bơm vốn ra nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

-PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN: - Nền kinh tế vừa suy giảm, đình trệ nhưng vẫn lạm phát, giá cả vẫn tiếp tục tăng 1%. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trong 10 năm qua là 30%, riêng năm 2011 tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ 12%.

Trong đó TPHCM, trung tâm kinh tế của cả nước mà tăng dư nợ có 6%, cho thấy nền kinh tế đang thiếu vốn và bài toán thắt chặt tiền tệ tỏ ra chưa khả thi. Cũng cần phải hiểu rằng lạm phát ở Việt Nam không tập trung ở cung tiền. Năm 2011 cung tiền chỉ 10%, thấp nhất trong mấy chục năm qua.

Điều này cho thấy lạm phát phần lớn do khả năng quản lý và điều hành giá cả có vấn đề, đặc biệt khi nền kinh tế nước ta chuyển từ bao cấp giá sang cơ chế thị trường.

Từ đó đòi hỏi những giải pháp về tiền tệ cần được giải quyết một cách nhanh chóng, trong đó có vấn đề giảm lãi suất. Về việc này, không nói lạm phát chưa giảm nên chưa thể giảm lãi suất.

Để giải được bài toán về tiền tệ phải nhìn thẳng sự thật là lãi suất hiện nay đang vượt trần. Tình trạng này do thanh khoản của hệ thống NHTM chưa cải thiện, đặc biệt ở những ngân hàng kém, mất khả năng thanh khoản.

- Vậy bài toán về thanh khoản ngân hàng nên giải quyết từ đâu?

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam như đánh giá của Thống đốc NHNN vừa qua là đúng, đó là sai về cơ cấu nguồn vốn. Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay trung, dài hạn quá nhiều, đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản.

Vì thế, bên cạnh việc gấp rút phá băng tín dụng bất động sản cần nỗ lực kéo giảm lãi suất xuống, đồng thời bơm thanh khoản cho thị trường chứ không chờ lạm phát giảm mới giảm lãi suất. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm soát giá và xử lý mạnh tay những hành vi vi phạm pháp lệnh giá.

Thí dụ, việc các đơn vị kinh doanh gas tăng giá vừa qua cần được xử lý nghiêm, không chỉ xử lý về tội niêm yết giá và bán sai giá mà còn về tội lũng đoạn phá hoại nền kinh tế. Bởi giá gas tăng sẽ dẫn đến hiệu ứng domino về giá thực phẩm, ăn uống…

Trong khi cả nước đang hy sinh tăng trưởng, hy sinh đầu tư công để tập trung kiềm chế lạm phát mà để xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp tăng giá phi lý là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi giải quyết bài toán đình trệ sản xuất, bơm thanh khoản cho thị trường cần có những điều kiện.

Cụ thể, với những ngân hàng yếu thanh khoản không cho tăng dư nợ trong năm nay. Ngoài ra, đề án tái cấu trúc ngân hàng cần được xử lý nhanh, gọn trong thời gian ngắn nhất.

Có thể thấy, việc kéo giảm lãi suất cùng với bơm thanh khoản cho thị trường sẽ giải quyết bài toán đình trệ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Nhưng nếu lãi suất giảm người dân sẽ rút tiền để đầu tư vào vàng, ngoại tệ. Khi đó, các NHTM sẽ gặp khó khăn thanh khoản hơn?

- Việc kéo giảm lãi suất có thể dẫn đến hiện tượng người dân rút tiền, nhưng chỉ trong thời gian ngắn tiền sẽ vào ngân hàng trở lại. Hiện nay, người dân không còn kênh đầu tư nào cả, nếu đầu tư vào bất động sản tiền cũng vào ngân hàng, nếu đầu tư thị trường chứng khoán tiền cũng vào sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, bài toán về vàng ta đã giải quyết xong và không lo dân đổ xô mua vàng vì vàng hiện nay là một kênh đầy rủi ro. Nếu lãi suất giảm người có tiền sẽ quay trở lại ngân hàng, lúc đó thanh khoản nền kinh tế sẽ được cải thiện. Hơn nữa, tiền được rút ra sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, hỗ trợ thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa đang ứ đọng.

Khi 3 thị trường này hoạt động, số dư tiền gửi của doanh nghiệp sẽ tăng lên, thanh toán qua lại nhiều, sẽ tạo tiền bút tệ cho nền kinh tế. Hiện nay khối lượng tiền mặt lưu thông tăng nhưng tiền bút tệ giảm rất mạnh, số dư tiền gửi doanh nghiệp xuống rất sâu do doanh nghiệp đình trệ mua bán, sản xuất.

Trong khi đó, tiền bút tệ là một đại lượng tiền tệ rất lớn, chiếm đến 80% trong nền kinh tế. Theo thống kê, hiện nay tiền mặt 20%, tiền chuyển khoản số dư trên tài khoản 80%, nhưng do số dư tiền chuyển khoản giảm nên cung tiền giảm, gây khó khăn cho nền kinh tế.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác