Thị trường trái phiếu VN phát triển nhanh

Theo báo cáo theo dõi trái phiếu châu Á mới nhất của NH Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã có dư nợ trái phiếu bằng nội tệ đạt 5.500 tỷ USD vào cuối tháng 6 năm nay, tăng 2,4% so với cuối tháng 3 và tăng 7,7% so với cuối tháng 6-2010.

Theo báo cáo theo dõi trái phiếu châu Á mới nhất của NH Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã có dư nợ trái phiếu bằng nội tệ đạt 5.500 tỷ USD vào cuối tháng 6 năm nay, tăng 2,4% so với cuối tháng 3 và tăng 7,7% so với cuối tháng 6-2010.

 

Theo đánh giá của ADB, Việt Nam được xếp vào nhóm các thị trường phát triển nhanh nhất trong quý II-2011 với mức tăng trưởng 5% so với quý I. Tiếp đến là Singapore tăng 4,3% và Malaysia tăng 3,7%. Trung Quốc cùng kỳ năm ngoái có mức tăng nhiều nhất 6,3% thì quý này cũng chỉ tăng 2,7%.

ADB cho biết, sự tăng trưởng trên do trái phiếu DN tăng thêm tới 4,4% trong quý II - lên mức 1.800 tỷ USD. Trong quý này, NH TW và cơ quan quản lý tiền tệ các nước cũng đã giảm mạnh việc phát hành trái phiếu bằng nội tệ và tăng lượng bán các hối phiếu ngắn hạn.

Ngược lại, các tổ chức thuộc khu vực chính phủ lại phát hành nhiều trái phiếu hơn, đặc biệt là các trái phiếu dài hạn để giảm chênh lệch lợi nhuận giữa trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn xuống.

Thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài cũng nắm giữ nhiều hơn các trái phiếu chính phủ để tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất và kỳ vọng tăng giá của các đồng tiền trong khu vực.

Tính đến cuối tháng 6, các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 22% lượng trái phiếu của Malaysia và 10% lượng trái phiếu do Hàn Quốc phát hành. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài tại thị trường Thái Lan cũng tăng gấp đôi so với năm 2010 - lên mức gần 9% vào cuối tháng 6.

Ông Iwan Azis, Chủ nhiệm Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB, cho biết: “Các đường cong sinh lợi của trái phiếu chính phủ tại hầu hết các thị trường có xu hướng nằm ngang. Chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ của các đường cong trong dài hạn, phản ánh những quan ngại của thị trường đối với tăng trưởng giảm sút. Chúng tôi dự kiến rằng, các cơ quan quản lý tiền tệ sẽ thực hiện một đường lối chính sách trung lập hơn, khi họ tiến hành các bước đi làm giảm bớt ảnh hưởng của sự suy thoái có thể xảy ra tại các thị trường phát triển”.

Các tin khác