Ước tính đến hết tháng 7, tín dụng tăng 9,3% so với cuối năm 2016, và tăng 8,8% so cùng kỳ. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm, ước chiếm gần 54% tổng tín dụng (cuối năm 2016 chiếm 55,1%). Tín dụng ngắn hạn ước chiếm 46,1% (cuối năm 2016 chiếm 44,9%).
Trong tháng 7, thanh khoản hệ thống ngân hàng khá dồi dào, biểu hiện ở lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, với mức giảm 3-4% so với đầu năm; giao dịch qua kênh thị trường mở (OMO) duy trì ở mức thấp, đặc biệt nửa đầu tháng 7 gần như không có giao dịch. Tháng 7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng khoảng 37.000 tỉ đồng. Lũy kế từ đầu năm, NHNN đã hút ròng hơn 48.600 tỉ đồng qua kênh OMO.
Nguyên nhân thanh khoản dồi dào chủ yếu là do NHNN mua thêm một lượng ngoại tệ đáng kể để tăng dự trữ ngoại hối, từ đó tăng cung tiền đồng ra thị trường.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 giữa Chính phủ và các địa phương vào ngày 3.7 vừa qua, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết trong 6 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng, đạt mức xấp xỉ 42 tỉ USD. Trước đó, quy mô dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỉ USD vào cuối năm 2016.
Các tin, bài viết khác
NHNN dự kiến cho phép NHTMCP giảm vốn điều lệ
TPHCM: Tín dụng vào bất động sản vẫn được kiểm soát chặt
Hơn 3 triệu tỷ đồng lãi suất thấp để ứng phó dịch Covid-19
Chặn tiền đánh bạc, forex, tiền ảo...
Cách nào ngăn chặn các sàn forex, chứng khoán, tiền ảo?
InsurTech là cơ hội cho sự phát triển của ngành bảo hiểm
Thị trường tài chính đang nghiêng về tiền mã hóa
Lý thuyết tiền tệ hiện đại - Thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu
Làn sóng tiền điện tử quốc gia
Cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ DN khó khăn phục hồi