Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đồng chủ trì Hội thảo.
Theo Báo cáo của NHCSXH, đến 31-8, NHCSXH đang quản lý các chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ và một số dự án cho vay, tổng dư nợ đạt 199.823 tỷ đồng, với 8,2 triệu món vay của gần 6,6 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Có trên 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, với doanh số cho vay 135.964 tỷ đồng, doanh số thu nợ 86.061 tỷ đồng và tổng dư nợ đạt 49.617 tỷ đồng, chiếm 24,8%/tổng dư nợ của NHCSXH, dư nợ bình quân một hộ dân tộc thiểu số đạt 34 triệu đồng/bình quân chung 30,4 triệu đồng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 2 triệu hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162.000 lao động (trên 16.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 211.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn là con em hộ dân tộc thiểu số được vay vốn học tập; xây dựng hơn 1,3 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 215.000 căn nhà ở...
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giai đoạn 2007 - 2015 giảm từ 14,75% xuống còn 4,25%; giai đoạn 2016 - 2018 giảm từ 8,23% xuống còn 5,35%; đặc biệt là giảm nghèo trong khối đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc NHCSXH cho biết sẽ tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ DTTS; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trong toàn hệ thống, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện quyết liệt những giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với những đơn vị có nợ quá hạn cao trong các khu vực.
Thiết lập mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội và cách thức tác nghiệp đặc thù, hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo, hộ DTTS; tiếp tục xây dựng thêm chính sách giảm nghèo cho đồng bào DTTS mang tính chất toàn diện hơn, bao phủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các dân tộc và các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Các tin, bài viết khác
Cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ DN khó khăn phục hồi
Các TCTD dự báo tín dụng năm 2021 tăng 14,7%
Nhiều nhà băng tự tin kế hoạch lợi nhuận
Thị trường tài chính: Tăng khả năng ứng phó các cú sốc trong và ngoài
Tái cấp vốn 0% đối với TCTD cho Vietnam Airline vay
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 được cơ cấu nợ đến cuối năm 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
Những vấn đề làm xói mòn hệ thống tiền tệ toàn cầu
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
Thông tin mới về hoàn thuế giá trị gia tăng