Luật Quy hoạch gây tranh cãi

(ĐTTCO) - Dự kiến dự thảo Luật Quy hoạch sẽ được đưa ra bàn luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào đầu tháng 4. Hiện nhiều nội dung trong dự thảo này đang vấp phải nhiều ý kiến của một số bộ và giới chuyên gia. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT) - cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật, cho rằng không vì ý kiến khác của một bộ, ngành mà phải viết lại Luật Quy hoạch.

(ĐTTCO) - Dự kiến dự thảo Luật Quy hoạch sẽ được đưa ra bàn luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào đầu tháng 4. Hiện nhiều nội dung trong dự thảo này đang vấp phải nhiều ý kiến của một số bộ và giới chuyên gia. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT) - cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật, cho rằng không vì ý kiến khác của một bộ, ngành mà phải viết lại Luật Quy hoạch.

Xáo trộn quy hoạch cũ

Theo Bộ Xây dựng, dự thảo Luật Quy hoạch, trong đó các quy định về lĩnh vực quy hoạch xây dựng (QHXD) chưa được quy định rõ và còn thiếu. Bởi QHXD không được quy định trong hệ thống quy hoạch tại Việt Nam, việc xác định bằng quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn là chưa đầy đủ. Việc tổ chức lập, hình thành một bản quy hoạch tổng thể trong thời điểm hiện nay là chưa khả thi, vì không dễ dàng thực hiện tất cả nội dung lĩnh vực trong cùng một thời gian. Do đó, dẫn đến thời gian để hoàn thành việc lập quy hoạch sẽ kéo dài, hoặc chất lượng nội dung của quy hoạch không đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, đặc thù của từng ngành, đặc biệt đối với QHXD.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, ngay trong việc tổ chức lập QHXD chỉ khi nào các nội dung nghiên cứu, đề xuất về không gian, kiến trúc cảnh quan cơ bản ổn định, từ đó đề xuất các nội dung hạ tầng kỹ thuật và môi trường mới đủ điều kiện để tiến hành. Chính vì vậy Bộ Xây dựng cho rằng dự thảo Luật Quy hoạch chưa tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Luật không bao quát hết các vấn đề cần điều chỉnh đối với lĩnh vực QHXD, khi thực hiện có thể dẫn tới sự xáo trộn không cần thiết và không bảo đảm tính thống nhất, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật hiện hành. Nếu thực hiện như quy định tại dự thảo Luật Quy hoạch, sẽ bãi bỏ hoặc điều chỉnh một lượng rất lớn QHXD đã và đang được thực hiện, dẫn đến sự lúng túng, mất rất nhiều công sức, nguồn lực, thời gian và có thể tác động tiêu cực, gây nhiều hệ lụy đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Không chuẩn, khó thực hiện

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng Luật Quy hoạch còn rất nhiều vấn đề không ổn, nếu không chỉnh sửa, khi đi vào thực hiện sẽ vướng nhiều luật khác, đặc biệt công tác quy hoạch, QHXD vùng và QHXD nông thôn sẽ ảnh hưởng rất lớn. Nếu chúng ta làm không đến nơi đến chốn sẽ dẫm chân nhau, ảnh hưởng đến quá trình quản lý xã hội thông qua các luật.

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, luật này ảnh hưởng đến 32 luật, mấy chục nghị định. Nhưng theo ông Chính luật này ảnh hưởng đến 70 luật và 85 nghị định, có nghĩa luật nào cũng bị ảnh hưởng. Chủ tịch Quốc hội đã nói “đây là luật khung về quy hoạch”, mà luật khung chỉ là điều chỉnh để các luật đi theo, không chồng lấn lên nhau. Quy hoạch có thể cái này chồng lấn cái kia, nên luật này phải tạo hành lang pháp lý, từng luật, từng cơ quan pháp lý của bộ, ngành phải hết sức rõ ràng và phải thống nhất với nhau, không phải khớp nối vào để cho ra bộ luật to ôm tất cả luật khác.

Quy hoạch đô thị đang là vấn đề rất lớn vì hệ thống đô thị Việt Nam là cơ sở để phát triển kinh tế quốc gia. Hệ thống đô thị đã có Luật Quy hoạch đô thị, trong quy hoạch đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, QHXD (nằm trong Luật Xây dựng) giống như nhiều nước trên thế giới đã làm. Thí dụ, Pháp làm quy hoạch vùng Paris, Anh quy hoạch đại đô thị London, Nhật Bản có QHXD đô thị vùng Tokyo.

Do vậy, dự thảo Luật Quy hoạch lấy QHXD vùng tích hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, theo ông Chính rất khó thực hiện, phức tạp để ra một quy hoạch - như đồ án xây dựng vùng thủ đô Hà Nội phải mất 2-3 năm. Vì vậy tích hợp vào QHXD phải mất 7-8 năm chưa chắc đã xong, phản biện, thẩm định cũng rất khó. Trong khi đó, chúng ta chưa đào tạo ai là người đứng ra để làm quy hoạch tích hợp như luật này. Như vậy người làm đã khó khăn, khi thực hiện cũng khó, tích hợp vào không biết khi nào chúng ta có quy hoạch.

Các tin khác