Nước nghèo có nên nhận trợ giúp của Trung Quốc?

Sau hàng loạt những lời kêu gọi bớt “nhỏ giọt” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, Trung Quốc cuối cùng đã quyết định chi 2 tỉ USD cho quỹ phát triển toàn cầu trong 15 năm tới.

Sau hàng loạt những lời kêu gọi bớt “nhỏ giọt” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, Trung Quốc cuối cùng đã quyết định chi 2 tỉ USD cho quỹ phát triển toàn cầu trong 15 năm tới.

Tuy nhiên, ai mới thực sự hưởng lợi từ gói cứu trợ này của nền kinh thế số 2 thế giới?

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài 2 tỉ USD nói trên, Bắc Kinh còn tuyên bố hoãn các khoản vay đáo hạn trong năm nay cho các quốc gia nghèo khó. Sự “hào phóng” hiếm hoi này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo trong bài phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 26-9.

Theo chuyên gia Douglas H. Paal – Phó chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, “món quà” của ông Tập “phản ánh Trung Quốc đã chấp nhận gia tăng trách nhiệm toàn cầu”.

Báo Christian Science Moniter nhận định trong những năm qua, tham vọng dễ nhận thấy nhất ở Trung Quốc trong việc tăng cường ảnh hưởng thể hiện qua quân sự với những hành động gây bất bình như ngang ngược đòi chiếm trọn biển Đông, hay phô diễn sức mạnh trong cuộc duyệt binh quy mô lớn với 12 ngàn binh sĩ hồi đầu tháng.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ngấm ngầm đẩy mạnh quan hệ đối tác với một số nước kém phát triển nhất hay một số nước “rắc rối” nhất thế giới. Chẳng hạn ngày nay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang chiếm 30% đầu tư nức ngoài ở Syria, và chiếm tới 82% đầu tư ở Zimbabwe và thậm chí tới 20% ở đất nước nợ nần chồng chất Hy Lạp.

Theo một phóng sự điều tra của báo New York Times mới công bố, Trung Quốc làm ăn với những nơi phương Tây ái ngại vì các lý do tài chính hoặc chính trị, hoặc cả hai. Bắc Kinh cũng đổ tiền vào những nước vốn không chịu đáp ứng các điều kiện về vay tiền của IMF hay Ngân hàng thế giới, trong đó một trong những yêu cầu tiên quyết là sự minh bạch.

Ecuador vay 11 tỉ USD của Trung Quốc. Đổi lại quốc gia Nam Mỹ 16 triệu dân này phải chấp nhận để Trung Quốc kiểm soát một số tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như Bắc Kinh kiểm soát tới 90 lượng dầu xuất khẩu (!). Ngoài ra, các công ty xây dựng Trung Quốc cũng bao trọn phần lớn các dự án, theo điều tra của hai nhà báo New York Times Clifford Krauss và Keith Bradsher.

Phản ứng sau bài điều tra của New York Times, bạn đọc Abel Figueroa nói rằng: “Những thỏa thuận của Trung Quốc phục vụ cho lợi ích của họ”. Ngoài ra, còn tồn tại một lo ngại khác đó những nước nhận đầu tư của Trung Quốc có thể “lây bệnh” từ những hậu quả đáng lo ngại từ sự công nghiệp hóa quá nhanh của Trung Quốc.

Công nghiệp mỏ của Trung Quốc hiện là một trong những ngành nguy hiểm nhất thế giới, dù cho có ít nhiều cải thiện gần đây. Bênh cạnh đó, một nghiên cứu từ Đại học California, ước tính 4.000 người Trung Quốc thiệt mạng mỗi ngày vì không khí ô nhiễm. Báo Christian Science Moniter cho rằng lối đầu tư “chỉ vì bản thân” của Trung Quốc đang tạo ra tâm lý dè chừng ở những nơi Trung Quốc muốn đưa tiền tới.

Các tin khác