Nga-Thổ căng thẳng: Hại cả đôi bên

Vào những ngày này, sự kiện nhận được sự chú ý và quan tâm hàng đầu trên thế giới là sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi một phi cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở khu vực sát biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Vào những ngày này, sự kiện nhận được sự chú ý và quan tâm hàng đầu trên thế giới là sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi một phi cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở khu vực sát biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

 Dù thế nào, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần nhau

 Dù thế nào, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần nhau

Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ không trả đũa quân sự đối với Thổ Nhĩ Kỳ, và điều này làm dấy lên những dự đoán điện Kremlin sẽ nhắm đến một cuộc trả đũa về kinh tế, khi mối quan hệ kinh tế và thương mại với Nga đang giữ một vai trò quan trọng với kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, một điều ít người biết, rằng một cuộc trả đũa kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể là một động thái mang lại những hệ quả không hề nhỏ với kinh tế Nga.

Một sự kiện diễn ra gần như cùng thời điểm với sự kiện phi cơ Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi nhưng lại được rất ít người để ý đến, đó là việc gia tăng căng thẳng về kinh tế giữa Nga và nước láng giềng Ukraine. Vài ngày trước khi xảy ra vụ phi cơ Nga bị bắn hạ, bán đảo Crimea rơi vào tình trạng bị mất điện toàn bán đảo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoảng 2 triệu dân đang sinh sống ở khu vực này, buộc chính quyền Nga ở bán đảo này phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Lý do được đưa ra là một vụ nổ xảy ra đã làm đổ một số cột điện làm nhiệm vụ truyền tải điện từ Ukraine sang bán đảo Crimea.  Một ngày sau vụ phi cơ bị bắn hạ, tổng thống Putin tuyên bố chính quyền Kiev đã ngấm ngầm gây ra vụ việc để gây áp lực lên người dân Crimea, vào cùng ngày giám đốc điều hành của tập đoàn Gazprom tuyên bố cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt cho Ukraine cho đến khi nhận được khoản tiền trả trước từ nước này.

Kiev nhanh chóng đưa ra phản ứng, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố nước này sẽ chuyển sang mua khí đốt từ châu Âu để thay thế cho khí đốt Nga, và Ukraine cũng tuyên bố lệnh cấm các chuyến bay từ Nga bay qua không phận nước này. Một cuộc chiến kinh tế giữa Nga và Ukraine chính thức mở màn.
Nga Tho Nhi Ky
 Thủ tướng Nga dọa trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Như vậy, nếu Nga tiến hành một cuộc trả đũa về kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, thì Nga có thể sẽ cùng lúc phải đương đầu với hai cuộc chiến kinh tế cùng diễn ra ở hai phía, trong khi các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU thì vẫn đang được duy trì. Đúng là Nga đang có một ảnh hưởng kinh tế rất lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, trong hàng loạt các lĩnh vực từ du lịch cho đến thương mại và đầu tư. Mỗi năm trung bình có khoảng gần 4,5 triệu khách du lịch Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ, quá nửa số khí đốt mà Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu mỗi năm là đến từ Nga.

Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ sau Đức và đồng thời Nga cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của đất nước Hồi giáo này. Thật khó để đong đếm hết vai trò mà mối quan hệ kinh tế với Nga đem lại cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như những hậu quả ghê gớm có thể xảy đến cho nước này nếu như tổng thống Putin quyết định tiến hành một cuộc trừng phạt kinh tế với những người vừa bắn hạ phi cơ Nga.

Nhưng, nếu như kịch bản tồi tệ đó xảy ra, thì một điều gần như chắc chắn là nước Nga cũng sẽ phải trả một cái giá không hề nhỏ. Bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu đang rất không thuận lợi cho Nga, mà bản thân nền kinh tế Nga cũng đang không thực sự khởi sắc cho lắm. GDP quý ba của kinh tế Nga đã sụt 4,1% so với cùng kỳ năm trước, còn mức sụt giảm trong quý hai trước đó lên tới 4,6%.

Các chỉ số kinh tế quan trọng khác hầu hết cũng ở trong tình trạng ảm đạm, chẳng hạn như doanh số bán lẻ tháng Chín đã sụt khoảng 10,4%, mức giảm trung bình trong cả quý ba cũng đã lên tới 9,5%. Đầu tư cũng giảm 7%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2010. Sự khởi sắc đáng kể nhất của kinh tế Nga thời gian qua là sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại sau hai quý liên tiếp suy giảm, nhưng mức tăng ấy vẫn dừng lại ở con số khá khiêm tốn là 0,1%.

Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng này vẫn là những lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây vẫn đang duy trì với Nga, cùng với đó là việc giá dầu thế giới tiếp tục duy trì ở mức khá thấp trong thời gian qua, chỉ khoảng trên dưới 40 USD/thùng. Tất cả những điều này đang khiến kinh tế Nga vẫn đang tiếp tục trượt dốc, dù đã được chính phủ hãm lại nhiều nhất có thể. Những nỗ lực mở ra những mối quan hệ thương mại mới với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á của Nga dường như vẫn chưa đủ để bù đắp những thiệt hại do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Nga Tho Nhi Ky
 Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ trong dự án Dòng chảy phương Nam

Vì thế, một cuộc trả đũa kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm hiện tại có thể đem đến những rủi ro tiềm ẩn không hề nhỏ với kinh tế Nga, nhất là trong bối cảnh Nga cũng đang bước vào một cuộc chiến kinh tế khác với nước láng giềng Ukraine. Trong số các đối tác kinh tế hàng đầu mà Nga vẫn đang duy trì được sau khi mối quan hệ kinh tế thương mại với phương Tây bị gián đoạn, thì Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu với xứ sở bạch dương. 

Chỉ tính riêng kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ từ Nga trong năm 2014 đã lên tới 25 tỷ USD, các tập đoàn và công ty Nga đang đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ rất nhiều, đồng thời đất nước Hồi giáo này theo dự kiến cũng là nơi thiết lập rất nhiều dự án tầm cỡ và quan trọng của Nga trong tương lai gần.

Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này cũng đóng vai trò chính yếu trong việc triển khai tuyến đường ống cung cấp khí đốt mới mà Nga định xây dựng để cung cấp khí đốt cho khu vực Balkan và các nước châu Âu thay thế cho tuyến đường ống cũ đi qua Ukraine và các nước Đông Âu. Nếu một cuộc trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra, tất cả những kế hoạch to lớn và lâu dài đó của Nga cho tương lai có thể bị đổ sông đổ biển, thậm chí còn có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần hơn các nước EU về kinh tế thay vì phụ thuộc vào Nga như trước.

Một cuộc trả đũa kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ vì thế sẽ mang lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Về ngắn hạn, Nga có thể đương đầu với hai cuộc chiến kinh tế cùng lúc với Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ, chưa kể các lệnh trừng phạt kinh tế của EU vẫn đang duy trì. Kinh tế Nga vẫn đang suy trầm và việc mất đi một đối tác hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây ra những tác hại xấu. Dự kiến trong năm nay để đối phó với những khó khăn kinh tế, Nga sẽ cắt giảm khoảng 8% chi tiêu dành cho y tế và khoảng 8,5% chi tiêu dành cho giáo dục, một số bang sẽ phải giảm khoản trợ cấp nhận được từ phía chính phủ.

Trong khi đó thì chi tiêu quân sự vẫn được duy trì và thậm chí sẽ còn tăng lên mức 19% ngân sách quốc gia, các cuộc không kích và tấn công của Nga nhằm vào lực lượng IS ở Trung Đông cũng đang là những hoạt động khá tốn kém. Có lẽ điện Kremlin cũng hiểu rằng tiến hành một cuộc trả đũa kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức ở thời điểm hiện tại là một quyết định thiếu sáng suốt, nên các quan hệ kinh tế thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ hầu hết vẫn được duy trì và diễn ra bình thường.

Dù ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra lời cảnh báo người dân Nga nên ngưng du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ, và tổng cục du lịch Nga đã yêu cầu các công ty lữ hành ngưng bán tour du lịch sang nước này, thì các mối quan hệ kinh tế thương mại cấp nhà nước giữa hai bên vẫn diễn ra khá suôn sẻ, thứ trưởng bộ Năng lượng Nga Anatoly Yanovsky đã tuyên bố Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ theo đúng như hợp đồng đã ký kết.

Các tin khác