Khủng bố Paris: Ảnh hưởng tài chính không đáng ngại

Mọi người đều biết rằng, bên cạnh các mục tiêu gây thương vong, bọn khủng bố còn nhắm đến tàn phá kinh tế. Một trong các mục tiêu của cả cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Hoa Kỳ hay vụ khủng bố ở Paris hôm 13-6 vừa qua đều nhắm đến thị trường tài chính.

Mọi người đều biết rằng, bên cạnh các mục tiêu gây thương vong, bọn khủng bố còn nhắm đến tàn phá kinh tế. Một trong các mục tiêu của cả cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Hoa Kỳ hay vụ khủng bố ở Paris hôm 13-6 vừa qua đều nhắm đến thị trường tài chính.

Tác động ngắn hạn

Mặc dù có những dự báo rất u ám vào cuối tuần trước, thị trường tài chính dường như khá ổn trong đầu tuần này, ở cả London và Frankfurt. Có lẽ các nhà đầu tư đã rút tỉa được kinh nghiệm từ những vụ khủng bố trước đây. Sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 từng khiến tăng trưởng GDP Hoa Kỳ giảm khoảng 0,5%, nhưng sau khi bị đóng cửa vài phiên và mất rất nhiều điểm, Phố Wall đã lấy lại được tất cả những gì đã mất chỉ trong vòng 1 tháng. Tháng 7-2005, khi những kẻ đánh bom tự sát tấn công mạng lưới giao thông ở London, thị trường tài chính Anh đã hồi phục chỉ trong vòng vài ngày, trong khi GDP xứ sương mù đã tăng 0,8% trong quý đó.

Các vụ tấn công có thể gây hiệu ứng tê liệt ngắn hạn đối với đời sống kinh tế, người dân có thể không dám đến các trung tâm thương mại và mua sắm trong một vài ngày. Nhưng nhìn chung điều đó có nghĩa họ chỉ tạm thời hoãn việc chi tiêu, chứ không phải chấm dứt chi tiêu; các hoạt động kinh tế chỉ đơn giản là chuyển từ thời điểm hiện tại sang kế tiếp. Trong trường hợp khủng bố ở Pháp mới đây, các nhà kinh tế của Ngân hàng Citigroup đã kết luận: “Sau khi cân nhắc, chúng tôi cho rằng rủi ro cho dự báo GDP thực của Pháp năm 2016 có khả năng giảm xuống. Về mặt tiêu cực, niềm tin hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng - ít nhất là tạm thời - và một số ngày mua sắm có thể bị mất. Về mặt tích cực, chúng tôi hy vọng chi tiêu thêm về chính sách, an ninh tư nhân và can thiệp quân sự vào những tháng tới và quý tới. Những điều này sẽ kích thích GDP tăng. Tuy nhiên, nhìn chung tác động của vụ khủng bố sẽ rất khiêm tốn”.

Các thị trường tài chính ở London và Frankfurt vẫn khá ổn sau các vụ khủng bố ở Paris.

Các thị trường tài chính ở London và Frankfurt vẫn khá ổn sau các vụ khủng bố ở Paris.

Những trường hợp rủi ro

Rõ ràng, vẫn có những trường hợp khủng bố có tác động lớn hơn nhiều. Nếu một nền kinh tế phụ thuộc nặng vào du khách nước ngoài (như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ai Cập), rủi ro là những nhà điều phối du lịch sẽ chuyển tour đến những địa điểm khác an toàn hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu du khách chỉ đến để ngắm cảnh, hơn là vì các lý do văn hóa. Người châu Âu vẫn đổ xô đến Hoa Kỳ trong các kỳ nghỉ, cho dù các vụ xả súng ở Hoa Kỳ đã giết chết nhiều người hơn cả khủng bố (tính đến năm nay đã có 11.500 người) bởi vì họ đã quen với Hoa Kỳ và không cảm thấy sợ hãi.

Khả năng thứ hai kinh tế có thể bị ảnh hưởng là các biện pháp đối phó khủng bố có thể được triển khai. Chúng ta đều đã rất quen thuộc với các biện pháp an ninh ở sân bay, về phí tổn kinh tế của nó và thời gian phí phạm khi chờ check in. Điều gì sẽ xảy ra nếu châu Âu quyết định bãi bỏ khu vực Schengen và lập kiểm soát biên giới? Khi đó ô tô sẽ xếp hàng dài ở biên giới Pháp-Bỉ hoặc Hà Lan-Đức, sự gián đoạn sẽ rất đáng kể. Thời gian càng lâu, tiền chi cho các hoạt động như giám sát thêm và kiểm tra an ninh có thể là một lực cản đối với tăng trưởng. Khả năng thứ ba khủng bố có thể tác động đến tăng trưởng nếu các chiến dịch được tiến hành liên tiếp, hơn là rời rạc. Chẳng hạn, những vấn đề của Bắc Ireland kéo dài tới 30 năm, kết quả là một sự sụt giảm trong đầu tư khu vực tư nhân và du lịch.

 (Theo Economist)

Các tin khác