Hoa Kỳ-Đầu tàu kinh tế đang đổi cuộc chơi

Đã qua rồi cái thời mà tín dụng, chứng khoán, và uy tín của ngân hàng trung ương chỉ đi lên. Sau những biến động trong tháng 8, các nhà đầu tư đang dần thở phào. Tuy nhiên, những thay đổi lớn, làm cho đảo giới đầu tư còn đang ở phía trước.

Đã qua rồi cái thời mà tín dụng, chứng khoán, và uy tín của ngân hàng trung ương chỉ đi lên. Sau những biến động trong tháng 8, các nhà đầu tư đang dần thở phào. Tuy nhiên, những thay đổi lớn, làm cho đảo giới đầu tư còn đang ở phía trước.

 

Tăng trưởng biến mất

Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tín dụng bắt đầu bùng nổ ở Mỹ. Lúc đầu, nó phát triển khá lành mạnh. Các gia đình trẻ có thu nhập trung bình vay tiền mua nhà và trả phí qua thẻ Diners Club và American Express. Đến cuối năm 1950, thẻ tín dụng đầu tiên ra đời cùng với sự lớn mạnh của tín dụng tiêu dùng.

Đến những năm 1970, tín dụng tiếp tục tăng và tiền lương cũng tăng. Rất nhiều công nghệ trực tuyến mới ra đời, người ta tin rằng tiền lương sẽ chỉ có thể tăng lên. Xét theo tầm vi mô và cả vĩ mô, nợ không phải là vấn đề đáng lo, bởi khi phát triển nhanh, nợ sẽ hết.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm bắt đầu xuất hiện một xu hướng mới, lạ và cho đến nay vẫn chưa được giải thích cặn kẽ : nếu tính đến yếu tố lạm phát, thu nhập của hầu hết người Mỹ giảm đáng kể và nền kinh tế không phát triển nhanh như người ta vẫn nghĩ.

Lúc đầu, người ta chỉ coi đây là vấn đề tạm thời, do khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đem lại. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thấp tiếp tục kéo dài hàng chục năm. GDP tiếp tục suy giảm, trong khi GDP/đầu người đạt đỉnh vào năm 1970-1980. Bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thay đổi nên thu nhập thực trung bình của một người Mỹ hiện nay chỉ bằng 50% so với 50 năm trước.

Nhưng nếu một người có lương cao thì chưa chắc thu nhập ít hơn so với những năm 1960. Theo số liệu của cơ quan thống kê Mỹ, sau khi tính đến yếu tố lạm phát, mức lương trung bình của top 5% người có thu nhập cao nhất tại Mỹ thậm chí còn tăng hơn 75% so với năm 1967. Thu nhập của phụ nữ cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, những công việc thu nhập cao ít dần. Tỷ lệ người đang trong độ tuổi lao động tham gia vào nền kinh tế ở mức thấp nhất kể từ năm 1977.

Nợ trở thành bài toán khó

Dù tăng trưởng kinh tế và thu nhập của đại bộ phận người dân giảm, nợ vẫn tiếp tục tăng. Đây là giai đoạn tín dụng phát triển không lành mạnh. Lương của phần lớn người dân không tăng, trong khi nợ vẫn mở rộng, vượt quá khả năng trả.

Vậy tại sao những người cho vay sẵn sàng mở rộng tín dụng cho những người không có khả năng chi trả? Câu trả lời nằm ở yếu tố cố định.

Năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thay đổi hệ thống tiền tệ toàn cầu. Theo hệ thống cũ là Bretton Woods, đồng USD được bảo đảm bằng vàng. Các đồng tiền lớn trên toàn cầu được giao dịch với mức tỷ giá cố định so với đồng USD và hiểu rộng ra là với vàng. Điều này có nghĩa là một nước không thể có quá nhiều nợ, đặc biệt là nợ với các đối tác thương mại.

Các nước có thặng dư thương mại nhờ xuất khẩu ròng sang Mỹ có thể đổi USD để lấy vàng. Do đó, vàng đi từ nước bội chi sang nước là chủ nợ. Pháp và Anh đã chi quá nhiều tiền cho dành chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều hơn khả năng chi trả. Mỹ bán thực phẩm, vũ khí và nhiên liệu cho các nước này và yêu cầu trả bằng vàng. Đó là lý do tại sao người Mỹ có quá nhiều vàng.

Hoa Kỳ-Đầu tàu kinh tế đang đổi cuộc chơi ảnh 2

Cuối cùng thì hệ thống Bretton Woods tỏ ra quá cứng nhắc trước sự trỗi dậy của Đức và Nhật Bản, đồng thời chính người Mỹ cũng lưỡng lự không muốn điều chỉnh chính sách kinh tế trong nước để giữ lấy chế độ neo vào vàng. Cựu Tổng thống Nixon buộc phải xóa bỏ mối liên hệ giữa USD và vàng vào năm 1971, chế độ tỷ giá cố định bị phá vỡ.

Mọi chuyện trở nên xấu hơn. Tháng 4/1980, chỉ số CPI tăng gần 15%/năm, giá vàng đạt mức 800 USD/ ounce. Hệ thống tiền định danh (fiat money) của Nixon tưởng chừng đang đi vào ngõ cụt như tất cả các thử nghiệm với tiền giấy trước đó. Tuy nhiên, đến năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter bổ nhiệm Paul Volcker vào ghế chủ tịch Fed. Volcker đã cam kết sẽ ngăn chặn được "đoàn tàu kinh tế Mỹ" đang trật bánh.

Tháng 1/1981, Paul Volcker đưa ra mức lãi suất gây sốc: 19%. Nhiều người tỏ ra bất mãn, cho rằng chủ tịch của Fed đang "bóp nghẹt nền kinh tế", "giết chết việc làm", gây ra " suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng".

Nhưng điều này không làm Volcker nao núng. Năm 1981, Ronald Reagan trở thành tổng thống và ra sức ủng hộ Paul Volcker. Đúng là lạm phát đã ngay lập tức hạ nhiệt. Tuy nhiên, có một điều trái quy luật đã diễn ra: trái phiếu - loại tài sản thường có diễn biến tốt khi lạm phát ở mức thấp - đáng nhẽ phải tăng giá. Nhà đầu tư nên đổ xô đầu tư vào trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đang có mức lợi suất hấp dẫn lên tới gần 10%. Thay vào đó, lợi suất vẫn tiếp tục tăng.

Khi đó mọi người đã không nhận ra - hoặc không muốn tin rằng - có một sự thay đổi rất lớn vừa diễn ra. Chỉ đến năm 1982, thị trường trái phiếu mới bắt đầu thay đổi. Lúc này nhà đầu tư mới nhận ra đây là một thế giới hoàn toàn mới.

Volcker đã cứu cả hệ thống. Kể từ đó đến nay, lợi suất trái phiếu và lãi suất đều đã giảm xuống.

Tuy nhiên, ông đã không thể tạo ra một hệ thống tốt đẹp hơn. Lãi suất ở mức thấp và những đồng USD được in ra ồ ạt giúp nước Mỹ làm giàu bằng cách chi tiêu những đồng tiền mà họ không hề kiếm ra. Không có nhiều người có thể từ chối sức hấp dẫn của "free money" và người Mỹ không phải là trường hợp ngoại lệ.

Người Mỹ vay mượn để chi tiêu, và đang điều khiển "đoàn tàu" kinh tế thế giới lao về phía trước với tốc độ quá nhanh, quá nguy hiểm.

Các tin khác