4 bài học đắt giá từ đất nước Mexico "2 mặt"

Là đất nước mang trong mình cả dáng dấp hiện đại của một nền kinh tế phát triển và sự nghèo đói cùng cực với những khu ổ chuột tồi tàn, Mexico đem đến nhiều bài học quý báu cho các thị trường mới nổi.

Là đất nước mang trong mình cả dáng dấp hiện đại của một nền kinh tế phát triển và sự nghèo đói cùng cực với những khu ổ chuột tồi tàn, Mexico đem đến nhiều bài học quý báu cho các thị trường mới nổi.

 

“Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền (tức cai trị bằng pháp luật), 5 thế kỉ đầu tiên luôn là khó khăn nhất”. Trong hơn hai mươi năm qua, lời châm biếm của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown dường như không chỉ cố chấp mà còn sai. Phấn chấn trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, trước sự bùng nổ của dòng chảy thương mại và vốn, trước những cuộc luận đàm về tầng lớp trung lưu mới nổ lên, người ta dễ dàng làm quên đi những sự thật xưa cũ về quá trình gian khổ để một nước nghèo có thể trở nên giàu có. Có một giả định hồ hởi cho rằng các thị trường mới nổi chắc chắn sẽ thành công giống như con đường mà Hàn Quốc và Đài Loan đã đi.

Quan điểm này đã bị giáng một đòn nặng nề trong thời gian gần đây, khi mà tốc độ tăng trưởng của thị trường mới nổi đang chậm lại. Trung Quốc, đầu tàu phát triển kinh tế mà rất nhiều nước vẫn đang bám vào, đang giảm tốc. Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi khác như Nga, Nam Phi và Brazil cũng đang trong tình trạng tương tự. Đồng tiền của những nước này giảm xuống theo sau mỗi đợt giảm của giá cả các loại hàng hóa cơ bản, và chắc chắn những đồng tiền này sẽ còn suy yếu thêm nữa nếu như Fed tăng lãi suất cho vay đồng USD. Hoạt động thương mại tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng GDP toàn cầu. Tất cả điều này khiến cho con đường mà các con hổ Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan) từng đi qua trở nên khó khăn hơn đối với các nền kinh tế mới nổi.

Mexico "hai mặt"

Mexico là một mô hình thực tế hơn. Đất nước này đã đánh cược những lợi thế to lớn để góp vào những mảnh ghép mang tính thời đại của kinh tế thế giới nhưng lại gặp thất bại thảm hại trong việc xóa đói giảm nghèo. Một số nỗi thất vọng có thể xuất phát từ chính sách của chính phủ. Nhưng điều này cũng phản ánh những khó khăn chung mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt chứ không riêng gì Mexico.

Mexico có rất nhiều lợi thế để phát triển nhưng tại sao lại gặp những thất bại trong việc tìm ra con đường bền vững như vậy? Nền kinh tế nước này gắn chặt với Mỹ hơn là Trung Quốc: trung bình mỗi tuần Mexico xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn nhiều hơn cả hàng hóa xuất sang Trung Quốc trong một năm. Từng là nước phụ thuộc vào dầu mỏ, Mexico hiện giờ đã có nền tảng phát triển công nghiệp lớn nhất và thuộc loại tinh vi nhất khu vực Mỹ La Tinh. Đây là nước xuất khẩu xe hơi lớn thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong hơn 2 thập kỉ qua, việc điều hành, quản lí kinh tế vĩ mô của nước này đã đạt tới mức không thể chê vào đâu được. Gần đây, ngành công nghiệp dầu mỏ đã mở cửa chào đón khu vực tư nhân, loại bỏ tình trạng độc quyền. Một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ đi cùng với hành lang công nghiệp chạy từ biên giới Mỹ xuống tận thủ đô Mexico City. Hệ thống chính trị của nước này về cơ bản là đã ổn định.

Nhưng bất chấp nhiều thập kỉ cải cách - dù có lúc nửa vời, có lúc dốc hết sức lực, Mexico vẫn thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách giữa một nhóm thiểu số rất giàu có và đa số người nghèo vẫn sống trong tình trạng lạc hậu và nghèo đói.

Từ năm 1994, khi Mexico gia nhập HIệp định thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA, thu nhập bình quân đầu người đã tăng thêm 1% mỗi năm. Tuy vậy một nửa dân số vẫn sống trong đói nghèo, một phần tư tầng lớp người dân quay trở lại cảnh bần hàn. Tình trạng vô pháp, tham nhũng và các xung đột lợi ích trong giới cảnh sát, tòa án và các chính trị càng khiến xã hội Mexico trở nên hỗn loạn hơn.

Tính hai mặt của Mexico cho thấy rằng chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn là điều kiện cần để thành công, nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Những khó khăn nước này phải đối mặt là câu truyện đáng phải cảnh báo.

Điều đầu tiên và dễ dàng nhất để học hỏi đó là tính trung tâm của quá trình đô thị hóa – mọi người sẽ đổ về các khu vực đang được đô thị hóa mạnh mẽ. Thành phố tạo cho mọi người cơ hội để phát triển thịnh vượng, điều mà không thể tìm thấy ở các vùng nông thôn. Ví dụ, khoảng 120.000 người châu Á đang di cư đến các thành phố mỗi ngày. Nhưng trừ khi các thành phố cung cấp đầy đủ giao thông, điện, cải thiện vệ sinh môi trường và an ninh, nếu không những thành phố này sẽ không bao giờ có thể phát huy được tiềm năng kinh tế của mình.

Có thể tìm thấy những khu phố bẩn thỉu, bạo lực, chứa đầy các tội phạm ma túy ở Mexico. Còn ở Nam Phi, tình trạng thiếu phương tiện công cộng buộc cư dân khu ổ chuột phải bắt taxi-minibus đi làm. Sự phát triển của các thành phố tại Pakistan và Philippines đang bị cản lại vì tình trạng thiếu điện. Khu ổ chuột nên được ưu tiên hiện đại hóa. Người dân cần công việc, trường học và công nghệ ở gần với họ.

Đường bộ và đường sắt

Bài học thứ hai là tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và không chỉ có cơ sở hạ tầng ở các thành phố. Rất nhiều nền tảng cơ bản cho mô hình kinh tế của Mexico được tạo dựng từ thế kỉ trước. Chỉ tập trung hình thành các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối các trung tâm công nghiệp của Mexico tới các cảng và vùng biên giới phía Bắc – giáp Mỹ khiến nhiều vùng đất rộng lớn của đất nước này không được kết nối phát triển.

Sự tập trung này cũng gây nhiều điều bất thường, vô lý: Các khu nghỉ dưỡng bãi biển thường phải mua các loại hải sản phục vụ du lịch từ thị trường bán buôn có thể cách bờ biển tới hàng trăm km.

Tuy nhiên, liên kết các khu vực trên toàn quốc không phải là dễ thực hiện. Nó đòi hỏi nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các nhà chính trị cũng phải sẵn sàng đảm nhận, giải quyết phần giải tỏa hiện trạng, mặt bằng và quan trọng nhất là làm yên lòng người dân. Ví dụ như Tại Ấn Độ, các kế hoạch cho những dự án cơ sở hạ tầng lớn đã thất bại do gặp phải tranh cãi về đất đai, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công và thiếu nguồn tài chính dài hạn.

Bài học thứ ba từ Mexico là sự cần thiết để đưa các hoạt động kinh tế ngầm ra ánh sáng để minh bạch hơn. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và chưa đăng kí kinh doanh cung cấp việc làm cho phần lớn lực lượng lao động Mexico, nhưng lại đang bị các ngân hàng xa lánh không muốn cho vay. Họ cũng phải vất vả tránh các mức thuế cao chót vót. Điều đó làm tổn hại nền kinh tế trong nước.

Sự hiện diện ở khắp mọi nơi của các công ty này cũng dẫn đến một bài học khác: thiếu hụt niềm tin sẽ dần dần phá hủy nền kinh tế. Nếu các hợp đồng kinh tế,luật pháp hay các dịch vụ công không có hiệu lực thi hành, khi luật pháp không còn đủ nghiêm minh tại đất nước Mexico, thì tiền thuế do người dân đóng góp với niềm tin vào sự minh bạch của thể chế chính trị sẽ không còn giá trị. Thay vì tin tưởng, dựa vào thể chế chính trị, nhà nước và con người trong xã hội thì giờ đây họ chỉ có thể tin tưởng, dựa vào người thân, gia đình mình.

Ngay cả những nhà lãnh đạo táo bạo nhất cũng không thể nhanh chóng giải quyết tất cả các vấn đề này. Đây là thông điệp “kém vui” mà một Mexico “hai mặt” đem tới: con đường hướng tới thịnh vượng không hề dễ dàng đối với tất cả mọi quốc gia, và với một số quốc gia, các con đường đó còn khó khăn và dài hơn nhiều, mà Mexico chính là một ví dụ. Nhưng những thành công hiện nay của Mexico cũng chứng minh rằng con đường đó có tồn tại và chúng ta đang hướng tới đích. Thậm chí phải mất nhiều thập kỷ để đi tới đích, nhưng cuối cùng thì sự kiên trì sẽ mang đến phần thưởng xứng đáng.

Các tin khác