1,2 tỷ USD dành cho thị trường tài chính mới nổi

Ký kết này đánh dấu sự tiếp nối phát triển quan hệ tín dụng giữa hai bên về Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC. IFC và Citi triển khai chương trình tài trợ thương mại chung đầu tiên vào tháng 10/2009. Kể từ đó, với những nỗ lực chung của hai tổ chức tài chính này đã giải ngân 20 tỷ USD, trong đó có 4,2 tỷ USD tại các quốc gia thuộc chương trình Liên hiệp Phát triển Quốc tế (IDA) và 7,1 tỷ USD tại các quốc gia có thu nhập vừa và thấp. Hợp tác lâu dài này đã giúp hỗ trợ cho 3.368 giao dịch thương mại thông qua 163 ngân hàng địa phương tại 40 quốc gia, trong đó có 23 quốc gia thuộc nhóm thu nhập vừa và thấp.

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – một thành viên thuộc Ngân hàng Thế giới và Citi vừa công bố ký kết chương trình chia sẻ rủi ro tín dụng trị giá 1,2 tỷ USD để thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế tại các thị trường mới nổi.

Ký kết này đánh dấu sự tiếp nối phát triển quan hệ tín dụng giữa hai bên về Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC. IFC và Citi triển khai chương trình tài trợ thương mại chung đầu tiên vào tháng 10/2009. Kể từ đó, với những nỗ lực chung của hai tổ chức tài chính này đã giải ngân 20 tỷ USD, trong đó có 4,2 tỷ USD tại các quốc gia thuộc chương trình Liên hiệp Phát triển Quốc tế (IDA) và 7,1 tỷ USD tại các quốc gia có thu nhập vừa và thấp. Hợp tác lâu dài này đã giúp hỗ trợ cho 3.368 giao dịch thương mại thông qua 163 ngân hàng địa phương tại 40 quốc gia, trong đó có 23 quốc gia thuộc nhóm thu nhập vừa và thấp.

Citi là đối tác ngân hàng đầu tiên của IFC trong Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu.
Citi là đối tác ngân hàng đầu tiên của IFC trong
Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu.

“Hợp tác giữa Citi và IFC là một thành công lớn, giúp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu tại các thị trường mới nổi. Citi luôn là một đối tác tin cậy lâu năm của các ngân hàng, tập đoàn và khu vực công tại các thị trường mới nổi. Thông qua hợp tác với IFC cũng như các đối tác tài trợ tài chính xuất khẩu toàn cầu, chúng tôi muốn khẳng định cam kết của mình đối với công cuộc phục hồi giao thương và tài trợ thương mại toàn cầu cũng như giúp các nền kinh tế mới nổi đóng vai trò quan trọng hơn trong bức tranh thương mại quốc tế” – ông Anurag Chaudhary – Giám đốc toàn cầu Khối phát triển sản phẩm kinh doanh luồng tiền và thanh toán quốc tế của Citi cho hay.

Việc tiếp tục triển khai gói tín dụng sẽ hỗ trợ các khách hàng tại các nền kinh tế mới nổi trong vòng 4 năm thông qua cấu trúc cùng chia sẻ rủi ro. IFC và các đối tác sẽ đóng góp khoảng 600 triệu USD và Citi sẽ cam kết 600 triệu USD còn lại.

“Khi luồng tiền tài trợ thương mại toàn cầu có xu hướng giảm, IFC cùng với Citi cam kết sẽ nỗ lực không ngừng để tìm kiếm giải pháp mở rộng cho vay được xuyên suốt tại các quốc đang phát triển, trong đó Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu là một ví dụ thành công” – ông Marcos Brujis – Giám đốc khối các thể chế tài chính IFC cho biết – “Citi luôn là đối tác quan trọng của IFC trong lĩnh vực tài trợ thương mại và IFC mong muốn tiếp tục và phát triển mối quan hệ này để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nền kinh tế nơi các doanh nghiệp này hoạt động. Citi sẽ sử dụng các nguồn vốn vay cho các giao dịch tài trợ thương mại tại châu Phi, châu Á, Trung và Đông Âu, Mỹ Latin và Trung Đông, khuyến khích các ngân hàng đối tác để tiếp tục tài trợ cho các công ty xuất nhập khẩu. Nguồn vốn sẽ hỗ trợ luồng thương mại trị giá 6 tỷ USD tại các thị trường mới nổi từ nay đến 2019″.

Citi là đối tác ngân hàng đầu tiên của IFC trong Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu – một chương trình hợp tác toàn cầu được triển khai vào năm 2009. Chương trình kết nối các ngân hàng toàn cầu và khu vực với mục tiêu cung cấp các khoản tài trợ tài chính trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khan hiếm vốn. IFC công bố tiếp tục chương trình vào năm 2012 để tăng cường phát triển thương mại quốc tế tại các nền kinh tế mới nổi, bao gồm các quốc gia có thu nhập thấp nhất thế giới.

Các tin khác