Nới “room” và cân nhắc

Mặc dù rất muốn nới room để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần, nhưng bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn muốn giữ được bản sắc doanh nghiệp Việt, kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài nắm 60%.

Mặc dù rất muốn nới room để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần, nhưng bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn muốn giữ được bản sắc doanh nghiệp Việt, kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài nắm 60%.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE, cho rằng bản thân công ty hiện nay đã có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nhưng REE vẫn muốn mở thêm room để hấp dẫn nhà đầu tư tham gia mua cổ phần. Tuy nhiên, nếu mở room cũng không nên bán hết cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam là một doanh nghiệp Việt, nên không thể bán hết để trở thành công ty nước ngoài.

Các doanh nghiệp cũng không nên quá lo ngại mở room sẽ bị thâu tóm khi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoại nâng lên. Bởi một khi cổ đông chiến lược tham gia vào hoạt động của công ty bản thân họ cũng sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên nghĩ đến việc “ai sẽ thâu tóm ai và ai sẽ là người thâu tóm”, chứ không nên nghĩ đến một chiều hướng tiêu cực là “sẽ bị thâu tóm”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp đang lấy ý kiến điều chỉnh, bà Thanh cho rằng luật cũng cần nói rõ cái nào cấm và cái nào không bị cấm để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực thi.

Theo Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Bình Minh, ông Lê Quang Doanh, dù có mở room hay không phải phụ thuộc vào cả người mua và người bán, nhưng quyền bao giờ cũng thuộc về người mua.

Tuy nhiên, trước câu hỏi về việc hiện SCIC vẫn nắm tỷ lệ 30% tại Nhựa Bình Minh, liệu nới room SCIC có chấp nhận mở room để thu hút nhà đầu tư nước ngoài hay không? Ông Minh cho rằng trong cơ chế thị trường nên mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Vì thế, dù phải tổ chức ĐHCĐ để lấy ý kiến từ các cổ đông, HĐQT cũng sẽ có sự vận động để có thể mở room.

Nhưng điều khiến các doanh nghiệp lo ngại là văn hóa của doanh nghiệp khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ lệ 60%. Theo ông Doanh, dù đã cố gắng để hài hòa, nhưng khó có thể nói là không có mâu thuẫn giữa người mới và người cũ. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào để hài hòa được văn hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Traphaco, lại có ý khác khi được nới room. Chẳng hạn trường hợp sở hữu nước ngoài đủ theo quy định để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), quy chế ngành được áp cho cho các doanh nghiệp FDI sẽ khác đi. Khi đó chúng ta đối mặt với nguy cơ chuyển giá, không mang lại lợi nhuận cho công ty họ đang đầu tư vào mà lợi nhuận cho công ty ở nước ngoài. 

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, nhận định câu chuyện mở room sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu room được mở lên 60% quyền biểu quyết cũng không chênh lệch nhau quá nhiều so với tỷ lệ 49% hiện nay. Bởi luật yêu cầu cần sở hữu đến 65% vốn của doanh nghiệp khi cần giải quyết, biểu quyết thông qua một số nội dung quan trọng.

Chính vì vậy, nếu nới room từ 49% lên 60% nhà đầu tư ngoại cũng chưa có quyền biểu quyết nhiều, bởi phải sở hữu đến 65% mới được chi phối doanh nghiệp. Song với những công ty như REE hay VNM, nếu được nới room từ 49% lên 60% nhà đầu tư ngoại sẽ tiếp tục nhắm đến. Theo ông Andy Ho, thực tế cho thấy, điều quan trọng với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam là tin vào chất lượng của công ty, phát triển tốt và tin vào nền kinh tế phát triển bền vững.

Trong khi đó, ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán HSC, cho rằng TTCK Việt Nam sẽ không có nhiều yếu tố phát triển nếu không có một lực đẩy lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nới room chưa hẳn là yếu tố chính quyết định đối với TTCK, mà sẽ tạo được thanh khoản tốt cho thị trường. Đó cũng là động lực để thu hút sự tham gia không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mà ngay cả với nhà đầu tư trong nước.

Theo ông Joan, ngoài yếu tố nới room có thể tìm hiểu thêm một số yếu tố khác để tạo thanh khoản cho TTCK, như đẩy mạnh sản phẩm, hàng hóa và giảm sở hữu vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng như tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước… nhằm thu hút nhà đầu tư.

Các tin khác